Biển Đông sôi sục, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ sắp thăm Việt Nam

Những hành động chiếm đoạt lãnh thổ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã thúc đẩy hai cựu thù trước đây Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn theo từng tuần, Tân đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius cho biết.
Đại sứ Mỹ Ted Osius. Photographer: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images
Đại sứ Mỹ Ted Osius. Photographer: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên của mình với hãng tin Bloomberg kể từ khi nhậm chức tại Việt Nam, ông Osius cho biết vẫn có một chút một trở ngại để mối quan hệ trở lên sâu sắc hơn, dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam. Mặc dù vậy, những cựu thù trước đây đã tổ chức thêm các cuộc hội đàm phán, nhất là trong vấn đề ứng phó với những căng thẳng với Trung Quốc, ông nói thêm trong cuộc phỏng vấn vào ngày 21.05 tại Hà Nội.

Những tuần gần đây, tàu hải quân Trung Quốc đã đeo bám khu trục hạm tác chiến ven biển  USS Fort Worth của Mỹ ở Biển Đông và cảnh báo xua đuổi máy bay tuần thám Mỹ qua radio, gây căng thẳng với các quốc gia khác như Việt Nam và Philippines. Cả Mỹ và Việt Nam đều cho rằng những tuyên bố của Trung Quốc trong vùng nước mà tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới như là một mối đe dọa đối với lợi ích chiến lược của cả hai nước.

"Điều đó đã khiến chúng tôi hợp tác chặt chẽ hơn trước," Ông Osius phát biểu ở Hà Nội. "Hợp tác mang lại lợi ích chung cho cả hai nước trong quan hệ đối tác mạnh mẽ. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chặt chẽ, các đối tác của chúng ta có được nhiều cơ hội và khả năng hơn. ".

Trung Quốc tuyên bố đòi hỏi chủ quyền một cách phi lý trên 80% diện tích biển Đông, hiện đang nỗ lực cào vét và bồi đắp các đảo nhân tạo trên các rạn san hô và đảo chìm, tuần trước đã tuyên bố rằng họ có quyền thành lập Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên toàn bộ khu vực. Tháng 5.2014, Bắc Kinh đã hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ cũng với một hạm đội tàu hỗn hợp trong vùng thềm lúc địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, gây lên một làn sóng biểu tình phản đối dữ dội chưa từng có ở Việt Nam cũng như các cuộc xuống đường của Việt Kiều trên toàn thế giới.

‘Ra khỏi đây ngay lập tức’!

"Phương pháp mà chúng ta muốn là thông qua các biện pháp  ngoại giao" nhằm xuống thang căng thẳng Biển Đông, ông Osius nói. "Đây không phải là kết thúc tranh chấp trong xung đột. Có rất nhiều, rất nhiều cách để tránh một kết cục trong một cuộc xung đột tiềm năng. "

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang ngược cho rằng Trung Quốc có quyền duy tri an ninh đối với các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp phi pháp trên biển và Trung Quốc có "quyền giám sát vùng trời và vùng biển liên quan", ông Hồng nói.

Hải quân Trung Quốc đã liên tiếp cảnh báo 8 lần với chiếc máy bay P8-A Poseidon, thực hiện chuyến tuần thám trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, theo  phóng viên CNN có mặt trên máy bay. Trung Quốc đã gửi một thông báo cho phi hành đoàn thông qua đài thông tin liên lạc radio với nội dung khá rõ ràng về ý đồ của mình : "Đây là lực lượng hải quân Trung Quốc. Máy bay các anh đang tiếp cận vùng cảnh báo quân sự của chúng tôi. Hãy ra khỏi đây ngay lập tức." Phi hành đoàn P8 trả lời rằng chiếc máy bay đang bay trên không phận quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ thăm Việt Nam vào cuối tháng 5, trong đó vấn đề hợp tác quân sự sẽ được đưa vào chương trình thảo luận, ông Osius tiết lộ. Bộ trưởng Carter sẽ tham dự diễn đàn quốc phòng Shangri-La hàng năm ở Singapore. Tại diễn đàn này, các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc cũng thường có mặt.

Quan hệ Việt-Mỹ sâu đậm thêm từng tuần

Mối quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam " phát triển sâu sắc hơn mỗi tuần, nếu không phải là mỗi ngày," Osius nói. "Hai bên có khối lượng trao đổi thông tin rất lớn qua lại ở cấp độ cao nhất. Năm nay, sẽ có năm hoặc sáu thành viên Bộ chính trị viếng thăm Mỹ. Một số quan chức nội các và có thể cấp cao hơn nữa từ Mỹ đến Việt Nam".

Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã lên tới 36 tỷ USD trong năm ngoái từ 451 triệu USD năm 1995. Mỹ đang cung cấp cho Việt Nam 6 tàu tuần tra hạng và dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương kéo dài hàng thập kỷ cho Việt Nam.

Hơn một chục nhà thầu quân sự trên toàn cầu - hầu hết trong số đó có trụ sở tại Mỹ - đã có những cuộc gặp gỡ vào tháng trước với các đại diện quân đội Nhân dân Việt Nam để thảo luận về khả năng cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật mà Việt Nam có thể cần.

Việt Nam cần tiến hành một đường lối ngoại giao tinh tế, ông Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư danh dự tại Đại học George Mason ở Virginia nhận xét. Trong khi đất nước này tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ nhưng lại phải được lưu tâm không gây khó khăn cho Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam năm 2014.

Lá bài Cam Ranh

Đại sứ Osius, từng là một quan chức ngoại giao Mỹ đến Việt Nam ngay từ giai đoạn 1996-1998, cho rằng những mối quan hệ hai nước từ sau chiến tranh đã vượt qua những nghi ngờ để phát triển mối quan hệ hợp tác tính từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao 20 năm trước đây.

"Tôi đã ở Việt Nam 20 năm trước và chúng tôi chỉ bàn đến một chủ đề: POW / MIA," ông nói. "Những gì hiện nay là không thể tưởng tượng cách đây 20 năm – chúng ta đã đạt được mức độ hợp tác và xác định được khu vực có rất nhiều lợi ích chung. Điều này hoàn toàn tuyệt vời".

Mỹ hiện đang có những giới hạn nhất định trong việc cập cảng, sửa chữa tàu ở vịnh Cam Ranh, một trung tâm chiến lược quân sự của Mỹ trong cuộc chiến tranh mà sau này đã trở thành căn cứ quân sự của Liên Xô. Mỹ không muốn vĩnh viễn mất khả năng cập cảng Cam Ranh, ông Osius nói.

Những hành động của Trung Quốc ở biển Đông, tham vọng thống trị châu lục và thủ đoạn cưỡng đoạt chủ quyền của Bắc Kinh dưới một góc nhìn nào đó đang trở thành lực hút đẩy các nước Phương Tây gần với Việt Nam, cửa ngõ và cũng là cầu nối của thị trường sôi động châu Á Thái Bình Dương với mục đích chiếm lại các thị trường mà Trung Quốc đã nhiều năm khống chế và có ảnh hưởng mạnh mẽ. Căn cứ vào tình hình nội bộ và quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh, có thể thấy. Vấn đề đảo nhân tạo sẽ trở thành nguyên nhân cho một vòng xoáy leo thang mới xung đột căng thẳng trên Biển Đông.


Theo: QPAN