Biển Đông: Mỹ xem đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc như “gai trong mắt“

VietTimes -- National Interest ngày 24/2 đánh giá, các hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông là cái gai trong mắt quân đội Mỹ đóng tại Thái Bình Dương, tuy nhiên chúng lại rất dễ bị tổn thương nếu nổ ra xung đột thật sự.
Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc khai hỏa trong cuộc tập trận
Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc khai hỏa trong cuộc tập trận

Các hình ảnh vệ tinh đã xác nhận rằng Trung Quốc đã gần hoàn thiện việc xây dựng các công sự mới, có thể sử dụng để chứa các khẩu đội tên lửa đất đối không tầm xa như HQ-9, National Interest nhận định.

Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS), các công sự trên được xây dựng trên các Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Xubi.  “Hiện trên ba tiền đồn này có 8 công sự đang được xây dựng. Mỗi công sự dài khoảng 66 feet và rộng 33 feet (dài 20m, rộng 10m)”, CSIS cho hay.

“Những sĩ quan tình báo giấu tên khi trả lời phỏng vấn của Reuters đã chỉ ra rằng mái của những tòa nhà kiên cố này có thể mở ra được. Khả năng này cho phép vận hành các hệ thống tên lửa di động như hệ thống tên lửa HQ-9 SAM mà Trung Quốc đã triển khai trên Đảo Phú Lâm có thể bắn trực tiếp từ bên trong tòa nhà mà không cần phải phơi ra bên ngoài”.

Cận cảnh Đá Subi bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự ở quần đảo Trường Sa
Cận cảnh Đá Subi bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự ở quần đảo Trường Sa
Một công trình đáng ngờ trên Đá Subi được giới phân tích cho là công trình quân sự
Một công trình đáng ngờ trên Đá Subi được giới phân tích cho là công trình quân sự

Theo National Interest, với Trung Quốc vị trí phóng kiên cố là một lợi thế, vì các hệ thống như HQ-9 thường sử dụng cách di chuyển như một phần của chiến lược sống còn, không có chỗ để triển khai trên các đảo nhân tạo nhỏ xây dựng trái phép.

“Không giống như các khẩu đội HQ-9 trên Đảo Phú Lâm chỉ được che phủ bởi lưới ngụy trang, những tên lửa triển khai đến quần đảo Trường Sa sẽ được bảo vệ khỏi nhiều yếu tố, đặc biệt là chống nước biển ăn mòn”, báo cáo của CSIS cho hay.

Cận Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự kiên cố
Cận Đá Vành Khăn đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự kiên cố
Trung Quốc đã xây dựng khoảng 20 công sự kiên cố được cho là hầm chứa các khẩu đối tên lửa phòng không tầm xa HQ-9
Trung Quốc đã xây dựng khoảng 20 công sự kiên cố được cho là hầm chứa các khẩu đối tên lửa phòng không tầm xa HQ-9

“Với mái che đóng lại, nhà chứa cũng sẽ che giấu các bệ phóng này khỏi tầm nhìn, cản trở hoạt động giám sát trên không và ngăn chặn đối thủ biết được chính xác hiện tại có bao nhiêu bệ phóng. Cuối cùng, trong trường hợp xảy ra xung đột thật sự, các công sự này có thể chịu được các cuộc tấn công gián tiếp hoặc các vũ khí cỡ nhỏ”.

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố
Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, xây dựng thành đảo nhân tạo trái phép với đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố và cả công sự dành cho tên lửa phòng không
Quân đội Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ J-11, tên lửa phòng không HQ-9, chiến đấu cơ J-11B và tên lửa HQ-9 tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa
Quân đội Trung Quốc đã triển khai trái phép chiến đấu cơ J-11, tên lửa chống hạm YJ-62, chiến đấu cơ J-11B và tên lửa HQ-9 tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa

National Interest đánh giá, các hòn đảo nhân tạo xây dựng phi pháp này là cái gai trong mắt quân đội Mỹ đóng tại Thái Bình Dương, tuy nhiên chúng lại rất dễ bị tổn thương nếu nổ ra xung đột thật sự. Trung Quốc đang dần dần quân sự hóa khu vực khi Bắc Kinh thực hiện chiến dịch tuyên bố chủ quyền phi pháp, vô lý với phần lớn diện tích Biển Đông, dù cho điều này đi ngược với luật pháp quốc tế.