Báo Nga: Việt Nam sẽ mua 4 tiểu đoàn S-400 và chiến đấu cơ Mig-35

VietTimes -- Nga tiếp tục củng cố vị thế nhà cung ứng vũ khí quan trọng trên toàn cầu, bao gồm thị trường Ấn Độ và Việt Nam. Theo các nguồn tin, Việt Nam sẽ mua 4 tiểu đoàn tên lửa S-400 tiên tiến của Nga, đồng thời mua máy bay chiến đấu MiG-35 để thay thế cho MiG-21 cũ.
Xe tăng chiến đấu T-90S do Nga chế tạo.
Xe tăng chiến đấu T-90S do Nga chế tạo.

Tập đoàn Rostec Nga ngày 4/8 tuyên bố Nga và Indonesia đã ký kết bản ghi nhớ về mua bán máy bay chiến đấu Su-35. Cùng ngày, tại Moscow Nga, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cũng tiết lộ, hai nước sắp chính thức ký kết hợp đồng Nga bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Indonesia.

Trong khi đó theo các nguồn tin chính thức, Việt Nam đã đặt mua 64 xe tăng chiến đấu T-90S/SK của Nga. Tờ Jane's Defence Weekly khẳng định, đơn đặt hàng này tổng trị giá 250 triệu USD. Đây là đơn đặt hàng lớn về xe tăng chiến đấu mới đầu tiên của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Vũ khí Nga sử dụng ở Syria được quan tâm

Những năm gần đây, kinh tế Nga bị ảnh hưởng lớn từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ, tăng trưởng khó khăn, ít điểm sáng. Ông Victor Kladov, Giám đốc bộ phận hợp tác quốc tế và chính sách khu vực thuộc Tập đoàn Rostec Nga cho biết Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đang có các đơn đặt hàng với tổng trị giá lên tới khoảng 50 tỷ USD, đủ để cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự hoạt động liên tục trong 3 năm. So với năm 2016, hợp đồng bán vũ khí năm 2017 dự tính sẽ tiếp tục tăng.

Việc chuyển nhượng công nghệ quân sự và bán vũ khí cho nước ngoài của Nga hiện nay có các đặc điểm như tăng trưởng nhanh chóng, hướng đi rõ ràng.

Căn cứ vào số liệu được Nga công bố chính thức, đơn hàng xuất khẩu vũ khí năm 2014 của Nga có tổng trị giá 10,2 tỷ USD, năm 2015 tăng lên 14,5 tỷ USD, năm 2016 trên 15 tỷ USD.

Chuyên gia phân tích cho rằng hiệu ứng “làm mẫu” của các loại vũ khí Nga tại chiến trường Syria đã tạo sức hấp dẫn cho rất nhiều quốc gia ngoài Âu - Mỹ, rất nhiều nước bao gồm Algeria, Iraq, Indonesia, Iran, Saudi Arabia, Việt Nam, Pakistan và Ai Cập đã ký kết hợp đồng mua vũ khí mới với Nga.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga. Ảnh: Sina
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Nga. Ảnh: Sina

Theo thống kê của báo chí Nga, tổng trị giá các đơn đặt hàng mua những vũ khí Nga từng sử dụng ở Syria lên tới trên 7 tỷ USD. Ngoài ra, chuyên gia Nga cho rằng Nga luôn tuân thủ “đường lối chính trị độc lập, tự chủ” trên trường quốc tế. Đây là một trong những nguyên nhân mà rất nhiều nước mua vũ khí của Nga.

Hiện nay, Nga vẫn coi các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và Mỹ Latinh là đối tượng chủ yếu, trong đó thị trường châu Á - Thái Bình Dương chiếm 60% kim ngạch bán vũ khí của Nga, châu Phi chiếm 30%, châu Mỹ Latinh chiếm 5%.

Nga củng cố quan hệ với Ấn Độ, Việt Nam

Cùng với việc tìm kiếm các đơn đặt hàng mới, Nga cũng có ý định bảo vệ quan hệ hợp tác với các đối tác hợp tác quân sự truyền thống như Việt Nam, Ấn Độ.

Nga là nhà cung ứng vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Bắt đầu từ năm 1960, vũ khí trang bị quân sự Liên Xô và Nga cung cấp cho Ấn Độ tổng trị giá lên tới 50 tỷ USD.

Ông Andrey Boginsky, Tổng giám đốc Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters holding) gần đây tiết lộ, trước cuối năm 2017, Nga sẽ cùng Ấn Độ ký kết hợp đồng cung ứng 48 máy bay trực thăng vận tải quân dụng Mi-17B5, năm 2018 bắt đầu thực hiện. Theo báo chí Ấn Độ, hợp đồng này trị giá khoảng 1,1 tỷ USD.

Ngoài ra, hai nước đã ký kết thỏa thuận Nga cung cấp hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ. Hai bên còn bàn bạc cùng nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Cũng liên quan đến hệ thống tên lửa phòng không S-400, báo Nga dẫn các nguồn tin cho biết, Việt Nam sẽ mua 4 tiểu đoàn tên lửa S-400 tiên tiến của Nga, đồng thời mua máy bay chiến đấu MiG-35 để thay thế cho MiG-21 cũ.

Máy bay chiến đấu MiG-35 Nga. Ảnh: Popular Mechanics.
Máy bay chiến đấu MiG-35 Nga. Ảnh: Popular Mechanics.

Trước đó, Việt Nam đã mua hệ thống tên lửa phòng không S-300 Nga, nhưng hơn 10 năm qua, Việt Nam vẫn chưa phóng bất cứ một quả tên lửa loại này lần này. Điều này có thể là do chi phí mua sắm loại tên lửa này rất đắt đỏ. Tuy nhiên, gần đây, Việt Nam đã phóng 2 loại tên lửa phòng thủ bờ biển (P-35B, P-15m) là điều hiếm thấy.

Ngoài ra, tên lửa hành trình siêu âm tiên tiến BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác nghiên cứu phát triển cũng được Việt Nam rất quan tâm. Ấn Độ có kế hoạch bán loại tên lửa này cho Việt Nam.

Như đã nói ở trên, Việt Nam đã đặt mua 64 xe tăng T-90S/SK Việt Nam của Nga. Các chuyên gia Mỹ coi đây là một quyết định hiện đại hóa quy mô lớn nhất của lục quân Việt Nam kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam đến nay. Quyết định này sẽ có lợi cho nâng cao năng lực và sẵn sàng chiến đấu cho lục quân Việt Nam.

Việt Nam muốn xây dựng một lực lượng thiết giáp hiện đại, mạnh mẽ, có thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ chiến thuật tổng hợp với mọi hình thức. Nhưng trước hết là lực lượng này có thể sống sót trước khả năng bị tấn công “đánh đòn phủ đầu” và “phẫu thuật ngoại khoa” của kẻ thù, đồng thời có thể đối phó với lực lượng thiết giáp mạnh của địch.

Việt Nam mua xe tăng T-90S/SK là để khắc phục các điểm yếu trong những năm qua. So với các loại xe tăng cũ, xe tăng T-90 có hỏa lực tốt hơn, bao gồm khả năng ngắm chuẩn trong đêm, hệ thống điều khiển hỏa lực được nâng cấp, thiết bị đo khoảng cách bằng laser/thiết bị chỉ thị (giúp cho binh sĩ có thể phát hiện mục tiêu ngoài tầm bắn) và khả năng sống sót cao hơn.

Ngoài ra, độ tin cậy của xe tăng chiến đấu T-90 đã được xác nhận tại chiến trường Syria. Mặc dù 64 xe tăng có thể nâng cấp 1 trung đoàn xe tăng, nhưng lực lượng thiết giáp Việt Nam vẫn còn một số lữ đoàn xe tăng phân bố trên khắp cả nước cần nâng câp.

Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được phóng từ tàu hộ vệ INS Trikand Ấn Độ vào tháng 2/2014.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos được phóng từ tàu hộ vệ INS Trikand Ấn Độ vào tháng 2/2014.

Điều gây chú ý là, hợp tác mua bán vũ khí giữa Nga với Philippines – một trong những quốc gia Đông Nam Á có thương mại với Nga ít nhất – cũng từng bước tăng lên.

Từ khi nhậm chức Tổng thống Philippines đến nay, ông Rodrigo Duterte đã tiến hành thay đổi chính sách đơn phương quan hệ hữu nghị với Mỹ của Philippines trước đây, tỏ thiện chí với Nga, lấy hợp tác mua bán vũ khí và kỹ thuật quân sự làm một trong những lĩnh vực trọng điểm của hợp tác phát triển song phương.

Ông Rodrigo Duterte bày tỏ hy vọng mua sắm trang bị trinh sát, tên lửa phòng không vác vai và vũ khí hạng nhẹ của Nga.

Nhà nghiên cứu Richard Connolly của chương trình Nga và Âu - Á, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Hoàng gia Anh và Cecilie, người phụ trách nghiên cứu chương trình phân tích chi phí của Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Na Uy đều cho rằng do vị thế của Nga ở các thị trường mới nổi được tăng cường, đối với những nước có quan hệ không hài hòa với Mỹ, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga sẽ duy trì vị thế nước cung ứng vũ khí tin cậy dựa trên lượng lớn đơn đặt hàng.