Báo Nga: Máy bay tàu sân bay Liêu Ninh gặp sự cố do Trung Quốc quá nôn nóng

VietTimes -- Trung Quốc mong muốn nhanh chóng chế tạo được nhiều máy bay cho 2 tàu sân bay đang chế tạo, nhưng họ sẽ không thuận lợi. Trung Quốc sao chép công nghệ tàu sân bay của Nga.
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh tư liệu)

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 11/8 dẫn tờ Sputnik Nga ngày 9/8 cho rằng vào cuối tháng 4/2016 máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc gặp sự cố và sau đó được báo chí Trung Quốc xác nhận, đã gây xôn xao dư luận. Chuyên gia quân sự Nga Vasilii Cashin đã bình luận về sự cố này như sau:

Bản thân sự cố hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Bởi vì khi bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu lục quân thông thường cũng hay gặp rủi ro. Đối với máy bay hải quân như J-15, rủi ro sẽ càng lớn và là điều dễ hiểu.

Trung Quốc đang cố gắng tìm cách gia tăng nhanh chóng số lượng máy bay tàu sân bay và máy bay huấn luyện.

Những hình ảnh gần đây cho thấy tàu sân bay Liêu Ninh đã chở 8 máy bay chiến đấu J-15. Hiện nay, tổng số lượng máy bay J-15 có thể đã trên 20 chiếc. Có thể suy đoán, hiện nay Trung Quốc đã huấn luyện khoảng 20 phi công máy bay tàu sân bay.

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh tư liệu)

Trong quá trình phát triển máy bay tàu sân bay cũng từng xảy ra nhiều sự cố. Chẳng hạn, tháng 7/2001, máy bay chiến đấu Su-33 gặp tai nạn, nhà chế tạo máy bay tàu sân bay Nga, Tư lệnh lực lượng đường không Hải quân Nga, trung tướng Timur Apakidze đã hy sinh.

Máy bay của ông đã gặp sự cố khi hạ cánh, nhưng đây không phải là sự cố máy móc. Nguyên nhân tai nạn là công tác tổ chức bay làm mẫu không phù hợp, "phi công đánh giá quá cao khả năng của mình".

Do tài chính không đủ, Nga phát triển máy bay tàu sân bay rất chậm chạp. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến đầu thế kỷ này, công nghiệp quốc phòng Nga đã thiếu nhân tài cao cấp, khác với thời kỳ Liên Xô.

Đương nhiên, Trung Quốc tìm cách để phát triển lực lượng đường không trên tàu sân bay trong ngắn hạn. Họ đã đặt ra yêu cầu mới cho cả công nghiệp, nhân viên kỹ thuật mặt đất và phi công.

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc tập cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh (Ảnh tư liệu)

Muốn nhanh chóng chế tạo máy bay cho 2 tàu sân bay đang chế tạo và đào tạo nhân viên tổ lái, người Trung Quốc cần đào tạo được lượng lớn chuyên gia cao cấp trong ngắn hạn, nhưng, làm được điều này sẽ không hề thuận lợi.

Các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc về việc triển khai hợp tác trên phương diện phát triển máy bay tàu sân bay Trung Quốc được thúc đẩy vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu thế kỷ này đã không thành công.

Dựa trên hàng mẫu và công nghệ mua của Ukraine, Trung Quốc bắt đầu độc lập thực hiện kế hoạch này. Do những người đi đầu trên lĩnh vực này đều ở Nga, cho nên hoạt động độc lập của Trung Quốc sẽ có nhiều rủi ro công nghệ.

Theo chuyên gia Nga, do Hải quân Nga và Trung Quốc tận dụng tàu sân bay và công nghệ tương tự, hai nước có thể khôi phục đàm phán về hợp tác liên quan, trao đổi kinh nghiệm...

Máy bay chiến đấu tàu sân bay MiG-29K Nga (Ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu tàu sân bay MiG-29K Nga (Ảnh tư liệu)

Nga bắt đầu trang bị loại máy bay chiến đấu mới nhẹ hơn là MiG-29K cho tàu sân bay của mình, nhưng cũng không đào thải máy bay Su-33 cũ, thậm chí còn muốn tiến hành cải tiến nó.

Vài tháng tới, tàu sân bay chở theo các máy bay chiến đấu Su-33 và MiG-29K sẽ đến Syria, sẽ lần đầu tiên tham gia chiến đấu thực tế ở đó. Điều này sẽ làm phong phú rất lớn kinh nghiệm tác chiến của tàu sân bay.