Bên cạnh hội thảo, hoạt động triển lãm tại sự kiện eBanking Vietnam còn giới thiệu các thành tựu công nghệ phục vụ việc xây dựng ngân hàng số, đặc biệt là các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Các công ty, tập đoàn tiêu biểu tham gia triển lãm năm |
Phát biểu khai mạc Banking Vietnam 2018, TS Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhấn mạnh: Qua 19 lần tổ chức thành công liên tiếp, Banking Vietnam đã trở thành sự kiện thường niên uy tín cho các lãnh đạo ngân hàng, chuyên gia tài chính-ngân hàng và công nghệ gặp gỡ và trao đổi, đưa ra các giải pháp và chiến lược cụ thể về quản trị ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin và cải tiến dịch vụ, v.v… với mong muốn đưa ngành ngân hàng Việt Nam tiến tới gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế.
Tiếp nối thành công từ các kỳ Banking trước, sự kiện Banking Vietnam 2018 diễn ra với chủ đề: “Thúc đẩy thanh toán phi tiếp xúc góp phần xây dựng chính phủ điện tử hiện đại, hiệu quả, hướng tới phát triển nền kinh tế số”.
Sự kiện được diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử. Các cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 liên tiếp được đưa vào thực tiễn ở các bộ, ban, ngành cũng như tại các địa phương trên toàn quốc
Thực tế cho thấy, đi kèm sự phát triển của các cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 là việc hạ tầng thanh toán phi tiếp xúc cần được chuẩn hóa, nâng cấp từ quy trình đến công nghệ nhằm góp phần xây dựng một nền chính phủ điện tử minh bạch, hiện đại, hiệu quả, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ thanh toán phi tiếp xúc thông qua hệ thống ngân hàng tại Việt Nam còn tương đối mới, cần có sự cải thiện mạnh mẽ trong thời gian sớm nhất
Chính vì vậy, Hội thảo Banking Vietnam 2018 sẽ tập trung trao đổi vào việc làm sao phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng ngân hàng số, giới thiệu các giải pháp, mô hình thanh toán không dùng tiền mặt mới…
Ngay sau bài phát biểu khai mạc của Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn, các chuyên gia sẽ cùng nhau thảo luận các vấn đề: Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt góp phần xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam; Công nghệ thanh toán phi tiếp xúc- Giải pháp nâng cao trách nhiệm khách hàng và chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tại các nước trên thế giới; Thách thức của việc chuẩn hóa QR Code trong hệ thống thanh toán Việt Nam; Bảo mật giao dịch trực tuyến; Các nhân tốt thành công trong chuyển đổi ngân hàng số…
Những nội dung này được chia thành hai chuyên đề. Chuyên đề 1: Phát triển phương thức thanh toán phi tiếp xúc dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại; Chuyên đề 2: Phân tích và quản trị dữ liệu tài chính – ngân hàng.
Hai chuyên đề này sẽ do ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), kiêm Giám đốc trường đào tạo BIDV và ông Phan Thanh Đức, Chủ nhiệm khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học viện Ngân hàng chủ trì và điều phối.
Một số hình ảnh VietTimes ghi nhận tại sự kiện:
Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng
|
Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia
|
Ông Lê Đức Sảo, Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam - Đơn vị đồng tổ chức sự kiện
|
Ông Phạm Đức Bảo, thành viên BCH Hội truyền thông số Việt Nam
|
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV
|
Bên cạnh hội thảo, hoạt động triển lãm tại sự kiện eBanking Vietnam còn giới thiệu các thành tựu công nghệ phục vụ việc xây dựng ngân hàng số, đặc biệt là các công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Các công ty, tập đoàn tiêu biểu tham gia triển lãm năm nay là: GMO, Hyperlory, Miraway, DTAsia, CMC Telecom, Netnam, TPbank, VnPay…
Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, chương trình dịch vụ công trực tuyến được triển khai theo 4 mức độ: 1. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ. 2. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. 3. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. 4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. |