“Aquaman Đà thành”: Từ “nghiện” rác trên rừng Sơn Trà… đến đáy biển

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – “Aquaman Đà thành”, “chàng trai nghiện rác trên rừng Sơn Trà”… là những cái tên được giới yêu môi trường đặt cho Trung Đào khi vừa rồi anh thành lập đội “phượt đáy biển” nhặt rác bảo vệ san hô Sơn Trà.

“Aquaman Đà thành” - Đào Đặng Công Trung
“Aquaman Đà thành” - Đào Đặng Công Trung

“Chàng trai nghiện nhặt rác Sơn Trà”, “người nhặt rác Sơn Trà” là những cái tên mà anh em yêu thiên nhiên, yêu môi trường và nhất là yêu bộ môn thể thao dưới nước ở Đà Nẵng đặt cho anh Đào Đặng Công Trung (SN 1978, trú Đà Nẵng), khi hành trình bảo vệ môi trường không giống ai của anh.

Còn nhớ hơn 10 năm trước, bất cứ du khách nào lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) vào buổi sáng sớm, hoặc chiều về cũng sẽ bắt gặp một người đàn ông to khỏe, da rám nắng, săn chắc cùng một mớ bao bì chai lọ dắt quanh chiếc xe máy cà tàng chạy quanh núi, đó là Trung Đào.

Thời đó, dù là Giám đốc Công ty Danang Ocean Tour, nhưng anh Trung vẫn không ngại ngần, hàng ngày âm thầm cùng chiếc xe máy cà tàng nhặt từng vỏ chai nhựa bị du khách vứt bỏ trên Sơn Trà với mong muốn giữ môi trường và màu xanh nơi đây.

Ngày qua ngày, biệt danh “chàng trai nghiện nhặt rác Sơn Trà”, “người nhặt rác Sơn Trà” đã vận vào cái tên Trung Đào từ hồi nào không hay. Hành động của anh Trung đã đánh thức lòng trắc ẩn, lòng yêu môi trường của vạn người và họ đã cùng anh chung tay bảo vệ môi trường trên bán đảo Sơn Trà.

“Em yêu rừng, yêu thiên nhiên nên rất vui khi hành động của mình đã góp phần lan toả ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng”- Trung Đào chia sẻ.

Nhận mình là người yêu biển, “nghiện nước” nên hầu hết các môn thể thao của Trung Đào đều gắn với nước với biển. Trong 1 lần lặn biển quanh Hòn Sụp để ngắm san hô, Trung đào bất ngờ phát hiện cụm san hô xanh quý hiếm bị mành lưới cũ ngư dân bỏ lại (còn gọi là lưới ma) quấn chặt, khiến cụm san hô có nguy cơ bị chết đã ám ảnh anh.

vt_aquaman da thanh 26.png
Anh Trung vẫn duy trì các hoạt động nhặt rác trên bán đảo Sơn Trà

Và từ đó, cứ mỗi lần bơi biển hay lặn biển, Trung Đào chuẩn bị túi, giỏ để gỡ lưới, nhặt rác. Nhưng đáy biển bao la, một mình Trung Đào không thể làm hết, thế là Trung đào vạch cho mình 1 lộ trình đánh thức niềm yêu biển và chung tay bảo vệ môi trường biển Sơn Trà.

“Trên rừng thì đã có nhiều người chung tay, nhưng dưới biển thì không phải ai cũng có thể tiếp cận, nên em nghĩ, để kêu gọi được mọi người cùng chung tay, cần nhất phải cho mọi người thấy được vẻ đẹp, sức hấp dẫn của đáy biển, từ đó mới có hành động bảo vệ hiệu quả”- anh Trung Đào chia sẻ.

Nghĩ là làm, anh Trung bỏ ra hàng trăm triệu để sắm thiết bị chụp ảnh dưới nước, ghi nhận hình ảnh rặng san hô Sơn Trà, cùng những loài cá san hô dưới đáy biển và chuyển tải đến với công chúng. Không chỉ ảnh đẹp, Trung Đào còn chụp lại những hình ảnh kêu cứu của rặng san hô do lưới ma, rác thải của người dân và du khách để lại.

Âm thầm nhặt rác dưới đáy biển suốt gần 10 năm qua, Trung Đào nhận thấy rằng một mình sẽ khó lòng kham nổi, nên anh đã lập nhóm lặn tự do Đà Nẵng mang tên Danang Freediving nhằm khơi gợi niềm đam mê biển, trau dồi kỹ năng và nhất là cùng xuống biển nhặt rác, giải cứu san hô, bảo vệ biển Sơn Trà.

Với Chứng chỉ lặn biển Không giới hạn độ sâu do Hiệp hội Hướng dẫn viên lặn biển chuyên nghiệp (PADI) cấp, anh Trung đã hướng dẫn, huấn luyện cho hàng trăm người đam mê bộ môn lặn biển và thu hút được hàng ngàn thành viên cùng tham gia.

“Rác dưới biển còn rất nhiều, hệ sinh thái biển Sơn Trà vẫn đang kêu cứu. Có nỗ lực thì mỗi buổi lặn cũng chỉ vớt được khoảng 20 kg vỏ chai, lon, lưới lên bờ. Nên để biển sạch hơn, rất cần thêm nhiều thợ lặn tình nguyện đi nhặt rác. May mắn là nhiều người ủng hộ ý tưởng học lặn để vừa thưởng thức vẻ đẹp của biển, vừa bảo vệ môi trường biển. Hy vọng thời gian tới, môi trường biển chắc chắn sẽ sạch hơn" - anh Trung vui nói.

Tại thời điểm Trung Đào chia sẻ những cảm xúc của mình thì cũng là lúc nhóm lặn biển tự do ở Đà Nẵng - Danang Freediving đạt số lượng thành viên tham dự gần 1.400 thành viên sau 2 tháng thành lập.

Một số hình ảnh của “Aquaman Đà thành” - Trung Đào và “nhóm phượt nhặt rác đáy biển” - Danang Freediving (ảnh Trung Đào):

vt_aquaman da thanh 29.png
Fanpage “nhóm phượt nhặt rác đáy biển” - Danang Freediving đạt gần 1.400 thành viên sau 2 tháng thành lập
vt_aquaman da thanh 9.png
Các thành viên trước giờ "phượt đáy biển"
vt_aquaman da thanh 6.png
Các thành viên sẵn sàng xuống nước
vt_aquaman da thanh 21.png
vt_aquaman da thanh 25.png
Nhặt rác dưới đáy biển
vt_aquaman da thanh 20.png
Một tấm lưới ma đang bức tử cụm san hô
vt_aquaman da thanh 24.png
San hô dưới đáy biển Sơn Trà
vt_aquaman da thanh 23.png
Cá san hô dưới chân biển Sơn Trà
vt_aquaman da thanh 1.png
vt_aquaman da thanh 30.png
Một chú cá nấp bên vỏ lon nước dưới đáy biển
vt_aquaman da thanh 27.png
Chiến lợi thẩm trong chuyến "phượt" của thành viên Danang Freediving
vt_aquaman da thanh 19.png
Một góc biển dưới chân núi Sơn Trà
vt_aquaman da thanh 10.png
Tiếp tục cho đợt "phượt" tiếp theo
vt_aquaman da thanh 3.png
Hòn Sụp-Sơn Trà, nơi sở hữu rặng san hô và hệ sinh thái cá gần bờ đa dạng
vt_aquaman da thanh 4.png
Anh Đào Đặng Công Trung và môn chèo ván sub
vt_aquaman da thanh 8.png
vt_aquaman da thanh 7.png
Một tấm lưới ma được thành viên nhóm lặn vớt lên
vt_aquaman da thanh 11.png
Chiến lợi phẩm
vt_aquaman da thanh 16.png
Lưới ma, khắc tinh của san hô
vt_aquaman da thanh 14.png
Một cụm san hô mới hồi sinh
vt_aquaman da thanh 2.png
Chiến lợi phẩm của đội phượt
vt_aquaman da thanh 28.png
"Aquaman Đà thành" - Đào Đặng Công Trung trong màn trình diễn lướt ván
vt_aquaman da thanh 0.png
Anh trung mãn nguyện với hành động bảo vệ biển của mình và đồng đội
vt_aquaman da thanh 15.png
Để ghi lại những hình ảnh dưới đáy biển, anh Trung đã đầu tư dàn thiết bị hàng trăm triệu đồng
vt_aquaman da thanh 13.png
Một cụm san hô xanh hồi sinh-tác phẩm dưới đáy biển được ghi lại bằng bộ thiết bị trăm triệu
vt_aquaman da thanh 22.png
Phượt nhặt rác dưới đáy biển
vt_aquaman da thanh 31.png
Chiến lợi phẩm của cả đội sau chuyến phượt dưới đáy biển