1. Áo cưới Hàn Quốc
Trang phục ngày cưới của cô dâu về cơ bản vẫn là chiếc áo hanbok nhưng nó được may cách điệu hơn bình thường. Cô dâu đi những đôi giày hình chiếc thuyền may từ vải lụa và đi tất màu trắng. Ngoài ra họ cũng thường vắt trên tay một dải khăn màu trắng với những hình thêu sặc sỡ với các loại hoa. Mũ đội đầu cũng là một chi tiết ấn tượng. Đối với người Hàn Quốc, vịt được coi là biểu tượng cho hạnh phúc gia đình bền lâu, sếu biểu trưng cho sự trường thọ và vì thế mà trên dải khăn quàng hoặc dải thắt lưng của cô dâu thường thêu hai con vật này.
2. Áo cưới Ấn Độ
Áo cưới truyền thống của cô dân Ấn Độ là chiếc sari. Sari là một dải khăn dài từ 4-9 m được quấn quanh thân người theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng miền. Cách quấn khăn phổ biến nhất là quấn quanh eo rồi sau đó vắt qua vai.
Đi cùng với áo quấn sari là một chiếc váy dài. Họ thường hay mặc sari màu đỏ để tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của người phụ nữ.Người Ấn Độ quan niệm sari đính càng nhiều hạt đá và kim sa thì cô dâu càng danh giá và được gả vào gia đình giàu có. Có những chiếc sari ở Ấn Độ có hàng ngàn viên đá và hạt kim sa được khâu tay suốt vài tháng trời.
3. Áo cưới Indonesia
Ở Indonesia, váy cưới truyền thống lại đa dạng hơn tùy thuộc vào nhiều khu vực. Thế nhưng mô hình chung trong nhiều phong tục, cô dâu sẽ mặc màu sắc tươi sáng, có thêu nặng và chú rể mặc trang phục truyền thống đầy màu sắc như nhau. Điều đó cũng thể hiện ý nghĩa "đồng vợ đồng chồng" và sự gắn bó dài lâu.
4. Áo cưới Nhật Bản
Khi thực hiện các nghi lễ của đám cưới, cô dâu Nhật sẽ mặc một chiếc kimono trắng có tên là shiro-maku, "shiro" nghĩa là trắng và "muku" nghĩa là trong.
Sau khi các nghi lễ đám cưới đã được tiến hành, cô dâu sẽ khoác ra ngoài bộ shiro-maku một chiếc áo choàng sặc sỡ có tên là uchikake để tiếp khách khứa. Áo được may rất cầu kỳ với những hoạ tiết hoa văn khắc hoạ phong cảnh và những con vật rất phức tạp. Uchikake thường được may bằng lụa, thường người Nhật chọn may áo này màu đỏ để cầu may mắn nhưng cô dâu hoàn toàn có thể chọn những tông màu khác, miễn là màu sáng.
5. Áo cưới Thái Lan
Quốc phục Thái Lan có tên gọi là “Chut Thai Phra Ratcha Niyom”, những bộ trang phục hiện đại hơn có tên là “Chut Thái Pra Yook”. Trang phục cưới của Thái Lan thường để lộ một phần vai của cô dâu. Màu phấn và màu kem là màu sắc phổ biến trong trang phục cô dâu của đất nước này.
6. Áo cưới Trung Quốc
Màu đỏ đối với người Trung Quốc tượng trưng cho may mắn, cho sức mạnh xua đuổi tà ma. Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các họạ tiết rồng và phượng.
Theo truyền thống, trang phục cưới của cô dâu sẽ thêu cả hình rồng và phượng tượng trưng cho sự hài hoà giữa âm và dương. Bộ quần áo cưới của nam thường may bằng lụa đen thêu hình rồng màu đỏ. Ngày nay trang phục cưới truyền thống của chú rể thường có màu đỏ giống như cô dâu và thêu họạ tiết rồng bằng chỉ vàng.
Áo dài từ xa xưa đã trở thành trang phục trong lễ cưới của nước ta. Cô dâu nào khoác lên mình chiếc áo dài chắc hẳn cũng sẽ khiến người khác bị hút hồn, bởi nó được thiết kế dành riêng cho người phụ nữ Việt Nam, làm tôn lên đường cong cơ thể của người phụ nữ, và toát lên vẻ nữ tính, dịu dàng, thướt tha, uyển chuyển.Cô dâu sẽ cảm thấy tự tin hơn, tươi vui hơn – đó chính là cái “thần thái cô dâu” ai cũng muốn.
Trang phục truyền thống Việt Nam được định hình và thực sự nổi bật trong số các nước Đông Nam Á từ thời kỳ phong kiến. Thời trang cưới của Việt Nam thật tuyệt vời bao gồm cả quần và một chiếc mũ.
Cô dâu thường diện áo có họa tiết phượng trong khi chú rể diện áo có họa tiết rồng, tất cả đều được thêu tỉ mỉ, kỳ công. Giống với một số quốc gia châu Á khác, cô dâu Việt Nam thường mặc màu đỏ - màu sắc mang ý nghĩa may mắn cho các cặp vợ chồng.
Một số trang phục cưới đặc sắc từ các nước khác:
Trang phục cưới của cô dâu Lào
Trang phục cưới của Myanmar
Theo WTT