40 học viên Việt Nam hoàn thành khoá học đào tạo bồi dưỡng nhân tài CNTT do Hàn Quốc tài trợ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau 3 tháng học tập, nghiên cứu, trao đổi, với sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên, các học viên khoá học đào tạo bồi dưỡng nhân tài CNTT đã được trang bị nâng cao kiến thức trong lĩnh vực CNTT.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài công nghệ thông tin (SW) được thực hiện nhân dịp kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài công nghệ thông tin (SW) được thực hiện nhân dịp kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tài công nghệ thông tin (SW) nhằm kết nối các tài năng trẻ về CNTT của Việt Nam với các doanh nghiệp ICT Hàn Quốc ở Việt Nam, đã bế giảng hôm nay (2/12).

Đây là dự án được thực hiện nhân dịp kỉ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc, do Bộ Khoa học Công nghệ thông tin truyền thông Hàn Quốc (MSIT); Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp, Công nghệ Thông tin Hàn Quốc (NIPA); Công ty Shinsegae I&C – Công ty bán lẻ toàn cầu về công nghệ và dịch vụ CNTT; Công ty FUTURENURI – Công ty cung cấp Giải pháp thư viện điện tử, thông tin hóa tri thức, trực tiếp điều hành và quản lý triển khai thực hiện.

Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức truyền thông số (CRC) thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông I (PTTC1) – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), là đối tác đào tạo.

Sau thời gian tích cực học tập, nghiên cứu, trao đổi, với sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên, các học viên đã được trang bị nâng cao kiến thức trong lĩnh vực CNTT. Bên cạnh học các chuyên đề lý thuyết, các học viên cũng đã có cơ hội cùng nhau trao đổi, thực hiện các dự án thực tế.

Ngoài ra, thông qua khóa đào tạo, học viên đã có nhiều cơ hội thực tập tại các công ty Hàn Quốc, tiếp xúc với nền văn hóa Hàn Quốc.

Phát biểu tại lễ bế giảng, TS. Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - cho biết, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp của Hàn Quốc đã mang đến nhiều cơ hội cho thị trường lao động IT Việt Nam.

Bên cạnh đó, với nỗ lực thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống cũng bước vào mô hình kinh doanh mới ứng dụng nhiều các giải pháp CNTT trong quá trình chuyển đổi.

Điều này đã tạo nên sự thiếu hụt nguồn nhân lực IT, nên mặc dù được săn đón với mức lương hấp dẫn, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực CNTT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành.

Theo báo cáo thị trường của TopDev năm 2022, Việt Nam được dự báo sẽ thiếu khoảng 150.000 nhân lực CNTT khi nhu cầu thị trường tăng lên đến 530.000 người. Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực CNTT tại Việt Nam không ngừng tăng cao.

Trước đó, năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần. Đặc biệt sự thiếu hụt nhân lực IT là ở các khu công nghiệp xa trung tâm thành phố.

Sự thiếu hụt này xuất phát từ việc chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đáng chú ý, hiện nay chỉ có 35% trong số 57.000 sinh viên chuyên ngành IT đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, số còn lại phải đào tạo lại.

TS. Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - trao giải thưởng cho học viên xuất sắc.

TS. Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - trao giải thưởng cho học viên xuất sắc.

Đại diện lãnh đạo Hội Truyền thông số Việt Nam bày tỏ lòng trân trọng đối với sự quan tâm, phối hợp và đầu tư từ phía NIPA, SHINSEGAE, FUTURENURI cho thị trường lao động IT tại Việt Nam, tạo cơ hội việc làm, góp phần giải quyết vấn đề định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Việt Nam.

Chủ tịch Nguyễn Minh Hồng cho biết thêm: Hội Truyền thông số Việt Nam cũng đang có rất nhiều dự án đầu tư, triển khai thực hiện đào tạo cho sinh viên, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các nguồn ngân sách của Chính phủ Việt Nam và nguồn xã hội hóa.

Phát biểu tại lễ bế giảng, Giám đốc phát triển toàn cầu, ông Jeon Jun Soo – Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp, Công nghệ Thông tin Hàn Quốc (NIPA) - chia sẻ: Trong 30 năm qua, Việt Nam và Hàn Quốc đã có mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ và dự kiến sẽ tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại giữa 2 nước lên 100 tỷ đô la vào năm 2023. Để đạt được mục tiêu này, hai nước cần xây dựng mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số này bắt đầu từ những nhân tài công nghệ thông tin.

Để biểu dương sự cố gắng, lòng kiên trì, đam mê học hỏi của 40 học viên vừa tốt nghiệp khoá học, và nhằm khuyến khích các học viên đã đạt được những kết quả cao trong học tập, Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho 2 nhóm dự án xuất sắc, 4 giải thưởng cá nhân xuất sắc./.