100 năm “vuông - tròn” bóng đá xứ Nghệ

VietTimes- “Từ năm 1920, cùng với sự ra đời của Trường Quốc Học Vinh (Collegle de Vinh), thì đội bóng của trường cũng đã được thành lập một năm sau đó”, nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần chia sẻ.
ASNA là viết tắt của chữ “Association sportive Nghe An », có nghĩa là Hội Thể dục Nghệ An, mà báo chí thời đó vẫn gọi là « Nghệ An thể dục hội ». Đây là đội bóng gần như đại diện chính của Nghệ An như vậy SLNA chính là "hậu duệ" của ASNA. Ảnh VietTimes
ASNA là viết tắt của chữ “Association sportive Nghe An », có nghĩa là Hội Thể dục Nghệ An, mà báo chí thời đó vẫn gọi là « Nghệ An thể dục hội ». Đây là đội bóng gần như đại diện chính của Nghệ An như vậy SLNA chính là "hậu duệ" của ASNA. Ảnh VietTimes

Là một thầy giáo, một nhà chính trị là và cuối cùng là một nhà nghiên cứu, ông dành phần đời còn lại để nghiên cứu về đất - người Vinh. Đến nay, ông Phạm Xuân Cần chính là nhà “Vinh học” đang sở hữu các công trình nghiên cứu có lớp lang, bài bản.

Diễn đàn Vinh xưa của ông hiện đang có hàng ngàn bài viết, tư liệu hay về vùng đất này. Theo ông, ở Việt Nam, bóng đá được cho là đã theo chân những người lính lê dương từ Pháp và các thuộc địa của Pháp đến, vào những năm cuối thế ỷ 19, đầu thế kỷ 20.

100 NĂM BÓNG ĐÁ NGHỆ

VietTimes xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà nhà “Vinh học” đang được cộng đồng dành cho rất nhiều tình cảm về đề tài bóng đá mà ông vốn am hiểu và dày công sưu tầm.

Ông Phạm Xuân Cần chính là nhà “Vinh học” nổi tiếng, diễn đàn Vinh-xưa của ông hiện có hàng ngàn bài viết, tư liệu hay về vùng đất này. Ảnh TT
Ông Phạm Xuân Cần chính là nhà “Vinh học” nổi tiếng, diễn đàn Vinh-xưa của ông hiện có hàng ngàn bài viết, tư liệu hay về vùng đất này. Ảnh TT

Ông là người Yên Thành, không sinh ra và lớn lên tại Vinh, nhưng điều gì khiến nhiều năm qua, ông say mê nghiên cứu  hàng chục cuốn niên giám, hàng nghìn trang tư liệu, hình ảnh về thành phố Vinh?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần: Năm 1974, tôi rời Yên Thành ra Hà Nội học đại học rồi được giữ lại trường làm giảng viên. Sau đó, tôi xin về công tác tại Công An Nghệ An, rồi Thành ủy Vinh và Sở KHCN và nghỉ hưu, như thế hơn nửa cuộc đời tôi gắn bó với Vinh nói riêng và xứ Nghệ nói chung. Chừng ấy năm, mảnh đất này luôn đau đáu trong mọi suy nghĩ, tiềm thức của tôi, tôi rất muốn làm được một cái gì đó cho Vinh, vì Vinh.

Nếu chỉ nói ngắn gọn về Vinh nói chung và bóng đá nói riêng, ông sẽ nói những gì.

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần: Vinh là mảnh đất lịch sử, truyền thống có rất nhiều điều đáng để chúng ta tìm hiểu nghiên cứu. Ít ai biết, Vinh đã được người Pháp quy hoạch thành khu đô thị công nghiệp. Cách đây, gần 100 năm sản lượng điện sản xuất của Vinh chiếm ½ của Trung Kỳ; Vinh tiêu thụ điện chiếm ¼ sản lượng toàn Trung Kỳ; gấp hơn 2 lần Đà Nẵng; gấp 7 lần Thanh Hóa; gấp 8 lần…”Vương quốc Lào”.

Nói về bóng đá, từ năm 1920, cùng với sự ra đời của Trường Quốc Học Vinh (Collegle de Vinh), thì đội bóng của trường cũng đã được thành lập một năm sau đó. Theo hồi ký của giáo sư Nguyễn Xiển thì đây là đội bóng đầu tiên của người Việt ở Vinh. Như thế bóng đá xứ Nghệ đã phát triển tròn 100 năm.

Bức ảnh kèm theo đây là đội bóng Lam Thành của trường Quốc Học. Người đứng giữa, khăn đóng, áo dài là Tôn Quang Phiệt (Sau này là Phó CT Quốc Hội). Ông sinh năm 1900, nhưng 20 tuổi mới học Quốc học Vinh, hơn các bạn cùng lớp đến 3, 4 tuổi và đã có vợ con. Ông là trưởng tràng, nay gọi là ông bầu của đội bóng. Ảnh tác giả cung cấp
Bức ảnh kèm theo đây là đội bóng Lam Thành của trường Quốc Học. Người đứng giữa, khăn đóng, áo dài là Tôn Quang Phiệt (Sau này là Phó CT Quốc Hội). Ông sinh năm 1900, nhưng 20 tuổi mới học Quốc học Vinh, hơn các bạn cùng lớp đến 3, 4 tuổi và đã có vợ con. Ông là trưởng tràng, nay gọi là ông bầu của đội bóng. Ảnh tác giả cung cấp

Quá bất ngờ, như vậy Vinh, Nam Định là những địa phương có đội bóng cách đây 100 năm. Ông có thể nói rõ hơn về điều này được không?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần: . Đội bóng của Collegle de Vinh mang tên “Lam Thành túc cầu đội” (Thời đó và mãi đến những năm 1930 báo chí vẫn gọi là “bóng tròn”, chưa gọi là “bóng đá”). Điều thú vị là thành viên đội bóng này hầu hết là những nhân vật sau này lừng danh trên chính trường và khoa học Việt Nam hiện đại, như Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Lợi, Hoàng Xuân Hãn, Đặng Thai Mai...

Bức ảnh kèm theo đây là đội bóng Lam Thành của trường Quốc Học. Người đứng giữa, khăn đóng, áo dài là Tôn Quang Phiệt (Sau này là Phó CT Quốc Hội). Ông sinh năm 1900, nhưng 20 tuổi mới học Quốc học Vinh, hơn các bạn cùng lớp đến 3, 4 tuổi và đã có vợ con. Ông là trưởng tràng, nay gọi là ông bầu của đội bóng.

Trong đội bóng người nào đen nhất thì đó chính là Giáo sư Đặng Thai Mai, một tiền đạo cứng khi đó. Lam thành túc cầu đội thường xuyên đá với đội bóng của lính tây và các đội khác trong thành phố. Đặc biệt, đội cũng “mang chuông đi đánh” tận Thanh Hóa, Nam Định…

Theo bố tôi, một cựu học sinh của trường Quốc học Vinh kể lại thời ấy ở Vinh không chỉ có đội “bóng tròn” “Lam Thành túc cầu đội”?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần: Đúng thế. Người xứ Nghệ nhanh nhẹn, giỏi chịu đựng, thích hợp với nhiều môn thể thao đối kháng, trong đó có bóng đá. Hồi đó, ngoài “Lam thành túc cầu đội”, ở Vinh còn có 4, 5 đội bóng khác, như đội của Công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi, đội của lính tây, đội của cảnh sát…Sau này có thêm đội Lacomec, đội của hội Chữ Thập đỏ.

ASNA là viết tắt của chữ “Association sportive Nghe An », có nghĩa là Hội Thể dục Nghệ An, mà báo chí thời đó vẫn gọi là « Nghệ An thể dục hội ». Ảnh tác giả cung cấp.
ASNA là viết tắt của chữ “Association sportive Nghe An », có nghĩa là Hội Thể dục Nghệ An, mà báo chí thời đó vẫn gọi là « Nghệ An thể dục hội ». Ảnh tác giả cung cấp.

Trên báo Thanh Nghệ Tịnh tân văn những năm 1930 hầu như tuần nào cũng có bài và ảnh tường thuật các trận thi đấu bóng tròn giữ các hội với nhau (Lúc ấy cũng ít khi gọi “đội bóng”, mà thường gọi là “hội bóng”. Nổi tiếng nhất trong các hội bóng tròn ở Vinh khi đó là ASNA.

Thưa ông, hình như thời đó Hà Tĩnh cũng có đội bóng, tuy thành lập có muộn hơn?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần: Chính xác. Tuy không giàu thành tích và dày truyền thống như Nghệ An, nhưng những năm 1930 Hà Tĩnh cũng đã có đội bóng của Hội Thể dục Hà Tĩnh. Trên báo Thanh Nghệ Tịnh tân văn có hai bài tường thuật hai trân giao hữu trên sân Hà Tĩnh, giữa Hà Tĩnh thể dục với ASNA (0-6) và Hà Tĩnh với La Comete Nghệ An (4-4). Nó cũng như Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, ra đời sau SLNA 28 năm.

QUẦN TRẮNG, ÁO VÀNG

Có vẻ như SLNA là sự kế thừa xứng đáng đội “đàn ông, đàn cụ” ASNA?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần (cười vui vẻ): ASNA là viết tắt của chữ “Association sportive Nghe An », có nghĩa là Hội Thể dục Nghệ An, mà báo chí thời đó vẫn gọi là "Nghệ An Thể dục Hội". Đây là đội bóng gần như đại diện chính của Nghệ An như vậy SLNA chính là "hậu duệ" của ASNA. Những năm 1930 thường xuyên có các trận giao hữu bóng đá giữa ASNA và các đội của Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hải Phòng.

Ông có còn nhớ một cái tên tiêu biểu nào, kiểu như Hữu Thắng, Huy Hoàng sau này của SLNA?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần: Hải Phòng hồi đó có đội Olimpic rất nổi tiếng. Ông Trần Xuân, quê Nam Định đi lính cho Pháp, nhưng vì đá bóng giỏi nên được tuyển vào đội Olimpic Hải Phòng. Sau giải ngũ, ông cùng vợ vào Vinh mở quán cơm buôn bán. Nhưng niềm đam mê với trái bóng tròn lại đưa ông đến với ASNA và trở thành một thủ lĩnh lừng danh của đội bóng này những năm 1940.

Những năm 1930 thường xuyên có các trận giao hữu bóng đá giữa ASNA và các đội của Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hải Phòng. Ảnh của tác giả cung cấp
Những năm 1930 thường xuyên có các trận giao hữu bóng đá giữa ASNA và các đội của Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hải Phòng. Ảnh của tác giả cung cấp

Và ai là người đã đặt nền móng xây dựng bóng đá xứ Nghệ, thưa nhà “Vinh học”?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần:  Theo tôi, đó chính là ông Trần Xuân - Phó ty Thể dục thể thao Nghệ An. Ông là người có công lớn xây dựng nền móng cho bóng đá Nghệ An hiện nay. Thời đó ASNA thường xuyên mặc áo vàng, quần trắng. Có lẽ màu vàng của đội Sông Lam Nghệ An ngày nay chính là sự nối tiếp truyền thống của ASNA thuở trước. Sân của ASNA khi đó nằm ngoài khu vực Thành cổ, dọc theo đường Phạm Ngũ Lão, thuộc Khối 8, phường Cửa Nam hiện nay, thường được gọi là "bãi Áo Vàng".

Vậy những đặc điểm gì của đội bóng “áo Vàng” làm ông nhớ nhất?

Nhà “Vinh học” Phạm Xuân Cần: Mặc dù có một số hảo thủ tham gia đội tuyển Trung Kỳ, nhưng bóng đá thành Vinh thời kì này chưa có thành tích cao ở Trung Kỳ. Trong các giải đấu họ thường phải nhường bước trước các đội của Huế, Đà Nẵng và Nha Trang.

Nhưng tinh thần thi đấu máu lửa và các công tác từ thiện của họ thì rất đáng nể. Ra sân họ có chất Nghệ rõ ràng trong lối chơi, không sợ đối thủ mạnh, dù là tây hay ta. Sân Vinh khi đó chưa có khán đài. Qua những bức ảnh còn lại thì thấy có vẻ được bao quanh bằng… rào tre. Những trận đấu bóng ở đây được bán vé để làm từ thiện rất nhiều, chính vì vậy người dân rất ủng hộ đội bóng.

Xin chân thành cám ơn ông đã cung cấp những tư liệu quý, hiếm về bóng đá xứ Nghệ nói chung và bóng đá Việt Nam nói chung. Chúc cho ông sẽ có nhiều thành công trong quá trình nghiên cứu về “Vinh nhân”“Vinh địa”.