Vũ khí siêu thanh Falcon HTV-2 Mỹ. Ảnh: The National Interest |
Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 19/10 đăng bài viết "So sánh Trung-Mỹ: Trên phương diện phát triển vũ khí siêu thanh, Trung Quốc đang đi trước Mỹ?" của tác giả Kris Osborn.
Bài viết cho rằng Mỹ muốn dẫn trước Trung Quốc về vũ khí siêu thanh. Vũ khí siêu thanh có thể bay với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, dùng đầu đạn "động năng" để tấn công mục tiêu.
Không quân Mỹ rất có khả năng có được vũ khí siêu thanh với các đặc điểm như tốc độ cao, tầm xa, chí mạng vào khoảng năm 2020, bay vài nghìn dặm Anh với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh (1 dặm Anh khảng 1,6 km), tấn công mục tiêu đối phương.
Khi trả lời phỏng vấn trang tin Scout Warrior, nhà khoa học hàng đầu Không quân Greg Zacharias cho biết: "Tốc độ bay làm cho chúng rất khó bị bắn trúng, từ đó có khả năng sống sót siêu mạnh. Nếu có đủ nhiên liệu, chúng có thể bay với cự ly siêu dài.
Chúng mỗi giây có thể bay 1 dặm Anh, vì vậy nếu có thể cung cấp nhiên liệu trong 1.000 giây, chúng có thể bay 1.000 dặm Anh. Trong chiến đấu, điều này có nghĩa là khả năng tác chiến mạnh".
Mặc dù các nhà khoa học của Lầu Năm Góc và Không quân Mỹ đã đạt được tiến triển dài về "máy bay" và vũ khí siêu thanh, nhưng công nghệ này vẫn còn chưa đạt được trình độ chiến đấu thực tế.
Greg Zacharias cho biết thêm: "Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành hoàn thiện công nghệ, bao gồm tất cả các linh kiện, hệ thống dẫn đường, khoa học vật liệu, thuốc nổ, truyền nhiệt...".
Greg Zacharias giải thích cho biết dựa vào tiến độ hiện nay, Không quân Mỹ rất có khả năng sẽ có được vũ khí siêu thanh sơ cấp trước sau năm 2020.
Qua một số năm, trước sau năm 2030, Không quân Mỹ có khả năng sẽ có được máy bay không người lái hoặc máy bay trinh sát siêu thanh.
Greg Zacharias còn tiến hành phản hồi đối với việc thử nghiệm vũ khí siêu thanh của Trung Quốc. Thử nghiệm vũ khí siêu thanh của Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo và nhà phân tích rủi ro của Lầu Năm Góc.
Mặc dù một số quan chức Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã đạt tiến triển về phát triển vũ khí siêu thanh, nhưng Greg Zacharias nhấn mạnh, chi tiết của những tiến triển này thuộc bí mật, không thể có được thông qua các kênh công khai.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc sở hữu vũ khí siêu thanh tầm xa, tốc độ cao, thì sẽ làm thay đổi lớn tình hình chống can thiệp/chống tiếp cận.
Trong tình hình này, kẻ thù tiềm tàng sẽ tận dụng bộ cảm biến tầm xa và vũ khí tấn công chính xác khiến cho Mỹ mất đi khả năng tác chiến ở một số khu vực chiến lược quan trọng như khả năng áp sát khu vực bờ biển đối phương.
Chẳng hạn, vũ khí siêu thanh sẽ gây ra rủi ro lớn hơn cho tàu sân bay hải quân – loại tàu chiến di chuyển tương đối chậm chạp.
Một báo cáo ngày 27/4 của trang tin Washington Freebeacon Mỹ dẫn lời quan chức Lầu Năm Góc cho rằng Trung Quốc đã thử nghiệm thành công một loại đầu đạn cơ động tốc độ cao mới.
Bài viết cho hay: "Các quan chức biết rõ báo cáo thử nghiệm có liên quan cho biết tại Trung tâm phóng tên lửa Ngũ Trại ở tỉnh Thiểm Tây, miền trung Trung Quốc đã phát hiện có bắn một quả tên lửa đạn đạo, sau đó đã khẳng định đây là hoạt động bay thử của thiết bị bay chao lượn tốc độ siêu thanh Đông Phong-ZF đang nghiên cứu chế tạo.
Vệ tinh theo dõi được loại thiết bị bay cơ động này bay với tốc độ vài nghìn dặm Anh/giờ, bay men theo bầu khí quyển theo hướng về khu vực miền tây Trung Quốc".
Các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm không quân và cơ quan nghiên cứu phát triển Lầu Năm Góc đang nghiên cứu chế tạo một loại thiết bị bay siêu thanh mới, nó có thể bay với tốc độ tối đa 5 Mach khi được lắp hệ thống dẫn đường và mang theo các vật liệu khác.
Quan chức cao cấp Không quân Mỹ cho biết Không quân Mỹ hy vọng trên nền tảng máy bay X-51 Waverider bay thử thành công 60.000 thước Anh (một thước Anh khoảng 0,3 m) trên bầu trời Thái Bình Dương vào tháng 5/2013, sẽ nghiên cứu chế tạo ra máy bay siêu thanh mới phiên bản cải tiến trước năm 2023.