Với máy bay và tăng thiết giáp: Nga sẽ làm gì ở Syria?

Lực lượng vũ trang Nga có mặt ở Syria không còn là điều gì bất ngờ. Trong cuộc họp thượng đỉnh Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các quốc gia, đặc biệt là châu Âu đều kỳ vọng một sự thay đổi nào đó trong cuộc chiến chống “Nhà nước Hồi giáo”. Quân đội Nga sẽ đóng vai trò gì ở Syria? 
Với máy bay và tăng thiết giáp: Nga sẽ làm gì ở Syria?

Tartus: khởi đầu của sự hiện diện quân đội Nga

Các chuyên gia quân sự và kỹ thuật Nga đã làm việc tại Syria kể từ năm 1971. Tại thành phố cảng Tartus (phía tây Syria). Syria đã cho phép Liên Xô mở quân cảng hậu cần kỹ thuật hải quân Xô Viết. Quân cảng MTO có nhiệm vụ sửa chữa và cung cấp nhiên liệu và cơ sở vật chất bảo đảm cho các liên đội chiến hạm của Liên Xô  hoạt động trên Địa Trung Hải. 

Liên bang Xô viết quan tầm đến nhiều căn cứ quân sự trên toàn bộ địa cầu, nhưng quân cảng Tartus chưa bao giờ được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược hàng đầu trong hệ thống các học thuyết hải quân. Từ năm 1991, các chiến hạm Nga rất ít khi ra vào quân cảng này để bổ xung nhiên liệu và cơ sở vật chất đảm bảo. Trong hơn 20 năm thuộc quyền quản lý của Nga là một mảnh đất khá nhỏ thuộc lãnh thổ Syria, số lượng quân nhân tham gia phục vụ chưa bao giờ hơn vài chục người, còn lại là dân sự.  

Cảng TartusSyria

Mọi thứ đột ngột thay đổi khi bắt đầu cuộc nội chiến ở Syria vào năm 2011. Một năm trước đó, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh tra căn cứ, phó giám đốc cơ quan tình báo Nga ông Yuri Ivanov đã bị sát hại, thi thể tìm thấy vào tháng 8 năm đó. Có nhiều tuyên bố phủ nhận sự có mặt của lực lượng quân sự tại căn cứ. Truyền thông cho rằng, Nga đã rút gọn số người phục vụ trong Tartus đến một vài chục người sau năm 2011. Hiện nay, quân số của căn cứ, theo nhiều nguồn thống kê, có thể hơn 1,5 nghìn người vao gồm cả quân nhân và dân sự. Tartus trở thành căn cứ quân sự nước ngoài duy nhất của quân đội Nga, có trách nhiệm đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho Hải quân Nga ở vùng Địa Trung Hải. Bản thân Tartus cũng là thành phố cảng lớn thứ II của Syria sau Latakin.

Giúp đỡ chiến lược ở Trung Đông 

Không có gì là bí mật khi nước Nga ủng hộ và giúp đỡ chính quyền ông Assad. Người Nga đã cung cấp những gì cho nhà nước Syria? Khối lượng của chúng? Rất nhiều người thông qua các phương tiện truyền thông thế giới muốn tìm hiểu điều nay. Các chuyên gia phân tích Thổ Nhĩ Kỳ đã tính toán và có những số liệu khá cụ thể.

Trung tâm của sự chú ý là các tàu đổ bộ hạng nặng dự án 775 và 1171. Đi qua eo biển thổ Nhĩ Kỳ là những tàu đổ bộ "Saratov", "Nikolai Phylchenkov", "Yamal", "Novocherkassk", "Caesar Kunikov", "Alexander Otrakovsky", "Alexander Shabalin", "Azov" và "Korolev". Năm 2013 – 2014, các tàu đổ bộ ghé quân cảng theo năm là 29 và 46 lần. Trong năm 2012. Nhiều lần các tàu đổ bộ Nga xuất hiện bên bờ biển Syria.

Tàu đổ bộ dự án 775 (775М) và người anh em của nó dự an 1171 là những tàu đổ bộ lớn, có thể mang theo 12 xe thiết giáp và 300 quân. Tải trọng hữu ích lên đến 480 tấn. Tàu đổ bộ dự án 1171 có khả năng lớn hơn nhiều, năng lực vận tải của nó có thể là 45 xe thiết giáp, 20 xe tăng chủ lực hoặc 50 xe vận tải. Nó có thể chở tới 400 quân. 

Các chuyên gia đã thống kê khối lượng hàng hóa được chuyên chở đến Syria, khoảng 75 nghìn tấn. Nếu tính theo phương tiện sẽ khoảng 2 nghìn xe thiết giáp hoặc 2,5 nghìn xe vận tải cùng hàng hóa. Khối lượng thật sự khổng lồ.

  Tàu đổ bộ Nga cập cảng Tartus

Nhưng có thể đoán được, sự giúp đỡ chính quyền ông Assad chủ yếu là nhiên liệu, dầu mỡ và các loại vật chất đảm bảo kỹ thuật, lương thực thực phẩm, đạn, cơ sở vật chất y tế….Nga sử dụng hai hải cảng Tartus và Latakin, các tàu vận tải xuất phát từ cảng Novorossiysk. Vũ khí trang bị và con người được vận chuyển thông qua cầu hàng không. Chính vì vậy mà Bulgaria (NATO đồng minh của Hoa Kỳ) đã không cho phép máy bay vận tải quân sự của Liên bang Nga bay qua không phận của mình. 

Sân bay quốc tế hay pháo đài chiền lược

Nếu nói về cuộc chiến Syria, sự quan tâm chủ yếu những tháng gần tập trung vào Latakia. Vấn đề không phải đây là hải cảng lớn nhất trong cả nước Latakia có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Đơn giản là ở Latakia có sân bay quốc tế Bassel al-Assad, nơi hiện đang có căn cứ quân sự Nga. Những quan sát từ vệ tinh và những nhân chứng thấy được trên căn cứ - sân bay có các máy bay phản lực Nga và các máy bay trực thăng chiến đấu.

Theo truyền thông, hiện đang có 4 chiếc Su-30SM, các máy bay cường kích chiến trường Su-24 (mới được đưa đến không lâu). Hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ BGN News thông báo về sự có mặt của máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG – 31, nhưng điều đó có vẻ khó trên thực tế - đây vốn là chiếc máy bay tiêm kích có nhiệm vụ tác chiến tương đối hẹp, chỉ có nhiệm vụ tiêu diệt các tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của đối phương. MiG – 31 không có khả năng mang các vũ khí không đối đất và chiến đấu chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoàn toàn không phù hợp.

Trên căn cứ có một số lượng không lớn máy bay Mi – 24 và máy bay vận tải đa nhiệm Mi-17. Căn cứ được phòng thủ bởi hai tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pansir – S1”. Máy bay IL – 76 thực hiện nhiệm vụ vận tải. Ngoài ra, tham gia vào hoạt động không vận từ Mozdok Nga đến Syria còn có máy bay vận tải hạng nặng An-124 "Ruslan". 

  

 Về lực lượng bộ binh, hãng tin có quan hệ rất gần gũi với CIA Stratfor cho rằng, người Nga đã triển khai gần căn cứ một tiểu đoàn chiến thuật. Ở đây được hiểu là có 2 đại đội bộ binh cơ giới và một đại đội xe tăng. Gần đó là trận địa của một khẩu đội phòng không. Những thông tin từ vệ tinh cho phép đoán là xe tăng T-90, trên video có thể nhận xét, đây là các xe thiết giáp hạng nhẹ BTR-82A hiện đại của Nga hiện này. BTR-82 mới chỉ được đưa vào biên chế trong quân đội Nga vào những năm 2010x. 


Khả năng Nga sẽ làm gì?

Những thông tin chính thức xác nhận điều này không hề có, nhưng kết luận thì quá rõ ràng. Sự giúp đỡ của Nga không giới hạn bằng việc cung cấp vũ khí. Nhưng chiếc Su-30SM được coi là máy bay hiện đại nhất của không quân Nga hiện nay. Đây là một sản phẩm hàng không quân sự rất phức tạp và đắt tiền, thông thường thì người Nga sẽ không dành cho ai sử dụng.

Cũng không có ai sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện phi công Syria bay trên các máy bay này. Điều đó cho thấy chỉ có phi công Nga sẽ cầm lái. Đồng thời đây chính là máy bay của không quân Nga với mầu sơn đặc trưng trên thân máy bay: xanh da trời sáng và màu ngụy trang rằn ri. Máy bay của Syria có sơn màu cát sa mạc.

Ở đây có một số những khả năng khác nhau. Su – 30SM chưa được lắp đặt các thùng kính ngắm treo dưới cánh (tương tự như bộ khí tài của Mỹ Sniper), do đó không có khả năng tấn công đường không bằng vũ khí chính xác. Như vậy, Su-30SM chỉ thực hiện nhiệm vụ phòng không căn cứ và là một yếu tố răn đe, ngăn chặn trong trường hợp Liên minh do Mỹ lãnh đạo quyết định tổ chức vùng cấm bay). Còn máy bay Su – 24 và Su – 25 cường kích chiến trường thì nhiệm vụ đã quá rõ ràng, đây là những chú ngựa chiến đấu, đã từng sử dụng rất hiệu quả ở Afganistan, Chesnia và Gruzia. 

Máy bay Su- 24

Ngay cả trong trường hợp có máy bay cường kích chiến trường hiện đại, có thể sử dụng các loại vũ khí tấn công đường không có độ chính xác cao thì ở Syria, các loại vũ khí này cũng không được nhắc đến. Những con “quạ” – ám chỉ máy bay cường kích chiến trường trong điều kiện tác chiến ở Syria, sử dụng hiệu quả nhất vẫn là các loại bom thông thường phi điều khiển và tên lửa. Các mục tiêu hạng nặng như xe tăng, xe thiết giáp hoặc xe chở chiến binh tự chế sẽ do các Mi – 24 đảm nhiệm, vận chuyển quân nhân và trang thiết bị quân sự là nhiệm vụ của Mi -  17 đa năng.

Có thể thấy rất rõ, lực lượng bộ đội viễn chinh Nga cho đến thời điểm này rất nhỏ, chưa đủ khả năng làm thay đổi cán cân chiến trường. Theo tất cả các thông tin hiện có, năng lực tác chiến chủ chốt của quân đội Nga đến thời điểm này vẫn là không kích. Lực lượng vũ trang của ông Assad sẽ chiến đấu trên bộ, yểm trợ hỏa lực đường không sẽ có sự trợ giúp của không quân Nga, điều này tỏ ra khá hợp lý. 

Nga có thể không cần sử dụng căn cứ, triển khai yểm trợ quân đội ông Bashar al-Assad bằng máy bay ném bom chiến lược Tu-160 hoặc phản lực cơ mang tên lửa Tu – 22M3. Tương tự như người Mỹ, khi không kích Nam Tư năm 1999, các máy bay tàng hình B-2 đã cất cánh từ Mỹ và bay trở lại căn cứ. Điều đó khiến các phi cơ phải được tiếp dầu trên không và chịu đựng nhiều giờ bay.

Khả năng các máy bay Tu – 95MS và Tu – 160 tấn công mặt đất bằng bom thông thường không có hiệu quả cao và có rất nhiều hạn chế. Với những nhóm quân khủng bố có số lượng nhỏ, cơ động liên tục, tốt nhất là sử dụng các máy bay cường kích hạng nhẹ Su -  25, sử dụng tại chỗ trên sân bay Syria. Các mục tiêu quan trọng hơn có thể được giao cho Su – 24M do các máy bay này được trang bị tên lửa có độ chính xác cao “Không đối đất”.

Mục đích

Ngoài khía cạnh kỹ thuật, cần phải nhắc tới tình hình địa chính trị của Syria trong cuộc nội chiến. Thứ nhất, Syria với lãnh thổ như một quốc gia có chủ quyền đã không còn nữa. Khoảng 60% diện tích lãnh thổ chịu quyền kiểm soát của “Nhà nước Hồi giáo”. 20% diện tích nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng trung thành người Shiites với chính quyền Syria, 10% nằm trong quyền kiểm soát của người Kurd, 10 % còn lại nằm trong tay nhóm chiến binh Hồi giáo lực lượng đối lập. Tình huống thực sự có thể gọi là  cuộc xung đột sắc tộc rất phức tạp, không thể giải quyết một sớm, một chiều. Hơn thế nữa, ở đây có sự quan tâm của các cường quốc và họ sẽ bảo vệ những lợi ích này bằng bất cứ giá nào.  

Tình hình phân bổ lực lượng ở Syria

Các đơn vị quân đội Nga đóng quân gần với các căn cứ của lực lượng Hồi giáo “ôn hòa”, được đặt dưới sự bảo trợ của người Mỹ hơn là các trận địa của nhóm chiến binh Hồi giáo IS. Điều này không nói lên vấn đề gì, nhưng trong mối quan hệ đối đầu Nga – Mỹ, xung đột không chủ ý hoàn toàn có thể xảy ra. 

Chẳng có một nước nào trên thế giới công nhận nhóm “Nhà nước Hồi giáo”và cũng không muốn chiến đấu với lực lượng khủng bố này, đối với cả Mỹ và Nga, và Nga phải nỗ lực hết sức để bảo vệ ảnh hưởng địa chính trị của mình. Nhưng các nước khác cũng lại muốn sử dụng cuộc xung đột cho một mục đích chính trị của riêng mình.

Khi tiến hành các hoạt động chiến đấu tấn công với các chiến binh khủng bố, quân đội Nga hoàn toàn có khả năng tấn công vào vị trí của quân nổi dậy “ôn hòa”. Về phía mình, Mỹ tuyên bố sẵn sàng không kích quân đội chính phủ Syria, nếu họ gây rối với lực lượng quân nổi dậy khi lực lượng này tấn công IS. Đây thực sự là một mớ bòng bong của những ý đồ chính trị dựa trên các nhóm chiến binh Hồi giáo ở Syria.

Bằng cách này hay cách khác, có thể hiểu sự hiện diện của quân đội Nga ở Syria có tác dụng như một sự giúp đỡ tận tình về cơ sở vật chất, vũ khí trang bị và sự yểm trợ mang tính đặc thù. Với nước ngoài, sự có mặt của quân đội Nga ở Syria có màu sắc giống như một âm mưu chứ không phải là một cuộc chiến tương tự như ở Afganistan hoặc Chesnia.

Tại thời điểm này, nếu các nhà lãnh đạo Nga làm gì, thực hiện điều gì, phương Tây và Mỹ cũng sẽ phản ứng. Nước Nga, tất nhiên có thể tham chiến cục bộ vào chiến trường Syria, nhưng có làm hay không – đó mới là câu hỏi phức tạp nhất của thế giới với nước Nga?

Theo: QPAN