Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (Ảnh: VGP)
|
Theo đó, đại diện Bộ Y tế cho biết cơ quan này đang phối hợp kiểm định máy thở của Vingroup để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Trước đó, Vingroup đã phát đi thông cáo về việc sản xuất máy thở phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể, tập đoàn cho biết các máy máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các Máy thở Không Xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy Xâm nhập là 160 triệu đồng.
Theo đại diện của Vingroup, tập đoàn sẽ cung cấp cho Bộ Y tế đúng giá thành linh kiên, không tính các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công,…vào giá thành.
Trước mắt, tập đoàn sẽ tặng cho Bộ Y tế khoảng 5.000 máy thở Không Xâm nhập để kịp thời chống dịch. Công suất các nhà máy VinFast và VinSmart của tập đoàn này có thể sản xuất tới 45.000 máy thở Không Xâm nhập và 10.000 máy thở Xâm nhập mỗi tháng.
Bên cạnh máy thở, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng cho biết, hiện các đơn vị đã ký hợp đồng mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế (đã cấp cho các đơn vị 3,91 triệu chiếc); 268.500 chiếc khẩu trang N95 (đã cấp 25.800 chiếc).
Ban Chỉ đạo quốc gia khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước.
Đối với khẩu trang y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi đảm bảo mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế làm rõ việc găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu.
Dự trữ đủ thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 Tại hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức ngày 11/4, nhiều ý kiến nhận định, tác nhân gây bệnh COVID- 19 là loại virus mới nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tức là chưa có loại thuốc nào uống vào có thể lập tức chữa khỏi được bệnh này. Trong quá trình, thế giới thử nghiệm, nghiên cứu, phác đồ điều trị COVID-19 của Việt Nam liên tục cập nhật, sửa đổi cho phù hợp. Thông tin thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, những loại thuốc mà các nước phát triển thử nghiệm để hỗ trợ điều trị COVID-19, đều đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng từ 430.000 liều đến 10 triệu liều khi cần sử dụng. Nước ta cũng đã hạn chế xuất khẩu những loại dược phẩm liên quan đến điều trị COVID-19. Vì vậy, điều quan trọng nhất hiện nay là người dân hợp tác thưc hiện giãn các xã hội. “Giãn cách xã hội, cách ly, đeo khẩu trang và rửa tay là "vacine" trong phòng bệnh COVID-19, không có biện pháp nào tốt hơn. Chúng tôi cũng cho rằng cách ly trong điều trị rất quan trọng” - Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ./. |