Tên lửa tầm trung R-77 (RVV-AE) được thiết kế để tiêu diệt máy bay tiêm kích, máy bay cường kích,ném bom, máy bay vận tải và trực thăng của đối phương tầm trung, tác chiến ngày và đêm, trong mọi điều kiện thời tiết và nhiễu xạ điện từ, hoạt động tích cực từ phía đối phương.
Tên lửa được phát triển tại công ty cổ phần nhà nước MKB "Vympel" trong gia đoạn 1982 - 1989. Những yêu cầu kỹ chiến thuật là nhỏ gọn, có thể đặt tên lửa bên trong khoang máy bay chiến đấu tương lai nhằm tăng hiệu quả khí động học và đáp ứng khả năng tàng hình.
Tên lửa được đưa vào biên chế quân đội Nga vào tháng 02.1994, trang bị cho những máy bay hiện đại hóa thế hệ thứ 4 - MiG-29SD (SE, SM, M), Su- 30MK, Su-35, Su-37, MiG-31M và những loại khác.
Ngay sau khi xuất hiện thông tin về "sản phẩm-170" (tên gọi của dự án RVV-AE, NATO định danh tên lửa là - "AAM-AE" (Air-to-Air Missile, Actve, Energetic), Không quân Nga là R-77), các nhà báo phương Tây đặt biệt danh là "Amraamski" (tương đồng so với tên lửa Mỹ AMRAAM - AIM-120A).
Theo đặc điểm kỹ chiến thuật, RVV-AE vượt xa các tên lửa thế hệ cũ hơn R-24, R-27, các tên lửa nước ngoài như AIM-7F "Sparrow", "Skyflash", "Matra super" 530F, theo một số đặc điểm còn vượt trội hơn cả tên lửa AMRAAM AIM-120A của Mỹ.
Công ty MKB "Vympel" tiếp tục phát triển tên lửa RVV-AE đến này theo hướng hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả tấn công, tầm bắn, ứng dụng công nghệ hiện đại và đa dạng hóa ứng dụng tên lửa cho các tổ hợp phòng không khác.
Tên lửa được tích hợp thiết bị dò tìm hồng ngoại với khả năng khóa mục tiêu trên quỹ đạo đường bay. Công ty cũng phát triển các động cơ phản lực tích hợp dòng khí thẳng - ramjet, cho phép tầm bắn của tên lửa có thể tiêu diệt được máy bay AWACS trên khoảng cách lên đến 150 km.
Trên cơ sở căn bản của R-77 đã phát triển các tên lửa phòng không mặt đất, có những tính chất khác nhau so với nguyên mẫu như gia tăng đường kính, động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
RVV-AE - R-77 là tên lửa có điều khiển tự dẫn tầm trung trang bị hệ thống radar dẫn đường chủ động. Tên lửa được sử dụng cho các mục tiêu: máy bay siêu cơ động, tên lửa hành trình, tên lửa "đất đối không" và "không-đối-không", máy bay ném bom chiến dịch chiến thuật, máy bay trực thăng. Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào trên mọi góc nhìn, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc "bắn và quên", sử dụng dẫn đạn đa kênh.
RVV-AE là tên lửa chặn các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km / h trên độ cao từ 20 mét đến 25 km, độ cao chênh lệch mục tiêu với phương tiện mang đến 10 km và không có hạn chế về tình trạng quá tải của máy bay trong thời điểm phóng.
Tên lửa có thể được phóng khi mục tiêu bay trên độ cao hành trình lên đến 80 km, đầu radar tự dẫn của tên lửa phát hiện mục tiêu trên khoảng cách 20 km. Tiêu diệt các mục tiêu bay thấp ở khoảng cách đến 20 km, trong truy đuổi đến 25 km. Tên lửa có khả năng bắn trúng mục tiêu, cơ động với tình trạng vượt tải đến 12g. Có khả năng tấn công các mục tiêu ở góc đến 90 ° (vuông góc) so với máy bay phóng tên lửa.
RVV-AE R-77 có cấu hình khí động học thông thường, cánh bay là cánh vuông mỏng hẹp, cánh điều khiển nằm ở đuôi, cấu trúc mạng chấn song gấp được, có sức cản không khí thấp, trục xoay ổn định Pivot trên toàn bộ dải tốc độ, chiều cao bay và góc tấn công của tên lửa, cho phép không khí liên tục đi qua.
Cánh lái kiểu mới giúp tên lửa có thể được treo lắp gọn gàng trong thân máy bay tàng hình và tên lửa có khả năng cơ động cao. Bề mặt của cánh lái là một khung kim loại với những suốt kim loại dẹt có lưỡi cắt. Cấu trúc cánh lái như vậy cho diện tích điều khiển lớn hơn nhưng khối lượng cánh điều khiển giảm đi đáng kể.
Điều khiển cánh đuôi cần công suất nguồn điện thấp hơn. Moment điều khiển không vượt quá 1,5 kgf, sử dụng động cơ điện và bộ phận điều khiển nhỏ nhẹ.
Cánh lái hoạt động hiệu quả ngay cả khi góc tấn đạt đến 40 °, làm tăng khả năng cơ động tên lửa với góc tấn lớn, cho phép R-77 có thể quay với tốc độ góc là 150 độ/ giây. Tay lái gấp được khiến tên lửa nhỏ gọn, có thể “xếp” vào một không gian vuông góc có cạnh chỉ đến 300mm. Động cơ đẩy nhiên liệu rắn R-77 cho tốc độ cực đại đến M = 4.
Dẫn đạn RVV-AE R-77 có chế độ kết hợp: dẫn đường quán tính bằng tín hiệu radio từ máy bay và chuyển đổi chế độ tự dẫn bằng radar đầu dẫn tên lửa với máy tính, trong đó xác định khoảng cách đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn 9B1348E.
Đầu tự dẫn tên lửa RVV - AE
Trong trường hợp khóa mục tiêu của đầu tự dẫn thất bại, máy tính tự động chuyển đổi sang chế độ dẫn đường quán tính của máy bay, lập lại quỹ đạo đánh chặn mục tiêu hoặc hướng tên lửa đến mục tiêu khác. Trong tình huống nhiễu nặng, đầu tự dẫn tên lửa thực hiện chế độ tự dẫn thụ động từ nguồn phát xung nhiễu điện từ trường và khóa mục tiêu bằng tín hiệu nhiễu và tấn công nguồn phát xung nhiễu điện từ - máy bay đối phương.
Nếu không chiến diễn ra trên khoảng cách ngắn – cận chiến, tên lửa sẽ được bật chế độ tự dẫn và không sử dụng chế độ dẫn đường quán tính. Trong mọi trường hợp luôn luôn sử dụng phương dẫn đường sửa đổi tỷ lệ thuận.
Trong điều kiện môi trường tác chiến nhiễu dày đặc, radar máy ngắm không thể cung cấp thông tin về tầm bắn và tốc độ tiếp cận mục tiêu, tên lửa được dẫn theo một quỹ đạo đặc biệt. Sau đó tên lửa tự dẫn bằng nguồn bức xạ điện từ từ máy bay đối phương.
Tên lửa trang bị bộ phận kích nổ laser. Thiết bị phát xung laser sẽ chiếu xạ mục tiêu và xác định thời điểm nổ theo thời gian thu tín hiệu phản xạ (trên khoảng cách tối ưu đến mục tiêu). Thông số của bộ phận kích nổ đầu đạn phù hợp với kích thước của mục tiêu cần tấn công. Ngoài ra còn có thiết bị gây nổ do tiếp xúc trong trường hợp tấn công trực tiếp hoặc phóng vào mục tiêu mặt đất, mặt nước trong chế độ bắn ứng dụng hoặc tự hủy.
Đầu đạn tên lửa có mảnh dạng thanh và các thành phần hiệu ứng nổ lõm
Đầu đạn của tên lửa là đầu đạn nổ phá mảnh thanh đặc trưng với các thành phần hiệu ứng nổ lõm nhỏ. Các mảnh đạn dạng thanh được sắp xếp liên kết với nhau để khi nổ sẽ tạo thành một đám mây mảnh thép cắt xé mục tiêu. Các thành phần nổ lõm cấu thành đầu đạn nhằm tiêu diệt mục tiêu cần có độ chính xác cao trong chế độ phòng thủ tên lửa của máy bay chiến đấu. Ví dụ như đánh chặn tên lửa phòng không đối phương.
Trong phóng sự "Lá chắn thép bảo vệ vùng trời phía Nam Tổ quốc" mới đây của Truyền hình Quốc phòng Việt Nam về hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn Không quân 370, tên lửa không đối không tối tân RVV-AE lần đầu tiên đã chính thức lộ diện.
Trong phóng sự, người ta có thể thấy rất rõ trong trạm chuẩn bị tên lửa của Trung đoàn Không quân 935 có ít nhất 2 quả tên lửa RVV-AE tối tân bên cạnh các loại tên lửa vốn đã được công khai từ rất lâu như R-27, R-73, Kh-29 và cả tên lửa diệt hạm Kh-31.
Tính năng kỹ chiến thuật tên lửa
Chiều dài 3600 m
Đường kính 200 mm
Cỡ đạn tên lửa 200 mm
Sải cánh 454 (400) mm
Đường kính cánh lái 750 (740) mm
Khối lượng phóng 175 kg
Khối lượng đầu đạn 22 (18) kg
Tầm bắn xa nhất 80 km
Tầm bắn gần nhất 0,3 km
Vượt tải 12 g
Tốc độ 4,5 M
Xác suất diệt mục tiêu 0,7
TTB