Theo thượng tướng Alexander Dvornikov, tư lệnh trưởng Quân khu phía Nam, nhiệm vụ chính của sư đoàn phòng thủ bờ biển là giám sát và bảo vệ các vị trí đỗ thường xuyên của các chiến hạm, vị trí đóng quân của các đơn vị thuộc hạm đội Caspian trên những hướng có nguy cơ tấn công và đổ bộ từ phía biển. Theo thượng tướng, quá trình thành lập lữ đoàn tên lửa đất đối hải trong địa phận Astrakhan gần như hoàn tất.
Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa hành trình chống tàu tốc độ cận âm Ural Kh-35 (KTC – 15 sản xuất ở Việt Nam theo giấy phép Nga) có những tính năng kỹ chiến thuật tương đương như tên lửa chống tàu RGM "Harpoon" của Mỹ.
Các chuyên gia quân sự Nga cho biết, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal, sử dụng tên lửa chống tàu Kh-35 trên thân xe có khả năng cơ động cao МZКТ-7930, tổ hợp được đưa vào biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển năm 2008.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal có khả năng cơ động cao, có thể triển khai chiến đấu trên các khu vực địa hình ven biển không có sự chuẩn bị trước. Tên lửa Ural Kh-35 có tầm bắn đến 260km, được dẫn đường quán tính, giai đoạn cuối tên lửa bay lướt trên mặt nước với độ cao từ 1-2 m và sử dụng đầu từ dẫn bằng radar chủ động. Kh-35 có thể phóng được từ máy bay, chiến hạm nổi, xe bệ phóng mặt đất.
Những tính năng chiến đấu của Kh-35 tương đương như AGM-84 Harpoon (ngọn lao) tên lửa chống hạm Mỹ, phát triển và sản xuất bởi tập đoàn McDonnell Douglas (hiện được phát triển bởi Boeing). Harpoon cũng có thể phóng từ các phương tiện mang khác nhau như máy bay chiến đấu, máy bay chống ngầm Lockheed P-3 Orion hoặc Boeing P-8 Poseidon. Harpoon có tốc độ lướt trên mặt sóng ở độ cao thấp với tốc độ cận âm 850km/h. Hết giai đoạn bay hành trình, tên lửa tự dẫn bằng radar chủ động tìm kiếm mục tiêu.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển AGM-84 Harpoon của Đan Mạch
|
Những diễn biến liên quan đến Ural Kh-35 và tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal của Nga cho thấy, tên lửa chống tàu cận âm không hề mất đi vị thế của mình trong giai đoạn các quốc gia nỗ lực phát triển tên lửa chống tàu siêu âm. Sản xuất KCT-15 thành công, có thể Việt Nam cũng sẽ phát triển các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tương tự như Nga và Mỹ đã chế tạo để bảo vệ chủ quyền biển đảo.