Tác giả bài viết, chuyên gia bình luận quân sự Ryan Pickrell thuộc Business Insider viết: Global Times, dẫn nguồn video của truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết: các cuộc diễn tập mô phỏng chống lại một kẻ thù nước ngoài giả định, được lên kế hoạch nhằm tăng cường khả năng phản công chiến lược của quân đội Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh bùng phát.
Ngày 29.11.2011, theo The Washington Post, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Georgetown do Tiến sĩ Phillip A. Karber là Chủ tịch Quỹ Potomac tiến hành một nghiên cứu hơn ba năm, cho thấy hệ thống đường hầm quân sự chiến lược phức tạp của Trung Quốc, dài khoảng 5.000km . Bản báo cáo của nhóm cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có tới 3.000 đầu đạn, được lưu trữ trong mạng lưới đường hầm. Nghiên cứu của Karber khẳng định rằng các đường hầm không thể bị phá hủy bởi các vũ khí xuyên bê tông thông thường hoặc vũ khí hạt nhân năng lượng thấp như B61-11.
Rất nhiều tên lửa đạn đạo chiến lược ICBM của Trung Quốc được đặt trong các hầm phóng (boong-ke) rất vững chắc, duy trì khả năng phản kích của PLA. Trung Quốc không có chính sách tấn công hạt nhân đầu tiên.
Các tên lửa đạn đạo liên lục địa của đại lục được phát triển theo nhiều chủng loại, tên lửa phóng từ hầm phóng (silo), phóng từ các xe phóng đạn có sức cơ động cao và phóng từ tàu ngầm. Theo truyền thông mạng xã hội, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ tàu ngầm (SLBM) tháng 11.2019, đồng thời sẽ công bố tên lửa đạn đạo trên xe phóng di động DF-41 ICBM vào cuối năm .
Những cuộc diễn tập liên tiếp cuối năm 2018 và khởi đầu năm 2019 cho thấy, Trung Quốc đang tăng cường năng lực răn đe hạt nhân. Các cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu được thực hiện như một động thái cảnh báo, khi cả Nga và Mỹ cùng đang xem xét khả năng hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, chiến trang thương mại, hải quân Mỹ tiếp tục thực hiện chiến dịch “tự do Hàng hải” ở biển Đông và eo biển Đài Loan.
Ngoài những cuộc diễn tâp cơ động chiến đấu và chiến đấu bằng tên lửa đạn đạo ICBM, các đơn vị tên lửa chiến lược – chiến dịch, đóng quân thường xuyên trong các hầm ngầm phòng thủ, kiểm soát, bảo vệ kho vũ khí hạt nhân, các đơn vị được trang bị tên lửa hạt nhân và thông thường của Trung Quốc cũng tiến hành huấn luyện khả năng sinh tồn lâu dài trong điều kiện chiến tranh hạt nhân, thực hiện các nhiệm vụ cơ động chiến đấu và thực hành phóng đạn từ hầm ngầm.
Tác giả Vạn lý Trường thành bằng thép chiến lược dưới lòng đất của Trung Quốc là thiếu tướng Qian Qihu hồi hưu, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, giải thưởng Khoa học và Công nghệ hạng nhất đã đề xuất phát triển hệ thống bảo hệ hầm ngầm.
Sáng kiến công nghệ này liên quan đến việc nâng cấp các hệ thống phòng thủ có đủ năng lực bảo vệ hạ tầng cơ sở trên mặt đất, bảo vệ được toàn bộ đường hầm, kho chứa đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc. Hầm ngầm trở thành tuyến phòng thủ cuối cùng của Trung Quốc trong điều kiện tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia thất bại.
Cửa ra vào hầm ngầm có thể chịu được sức công phá của vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc một cú đâm trực diện của một máy bay chở khách tiêu chuẩn. Hệ thống phòng thủ đường hầm có thể đánh chặn được một tên lửa siêu thanh có vận tốc di chuyển đến Mach 5 nếu các hệ thống phòng thủ tên lửa khác thất bại”
Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước sau lễ trao giải gần đây, nhà khoa học nhấn mạnh sự cần thiết phải phòng thủ chặt chẽ, sẵn sàng chống trả các mối đe dọa (vũ khí siêu âm) đang phát triển.
Qian giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Asia Times "Theo thành ngữ của Trung Quốc, tăng độ dày của khiên phải đi cùng với việc mài sắc ngọn giáo. Hệ thống phòng thủ của quốc gia phải tiếp tục phát triển khi vũ khí tấn công tiếp tục đặt ra những thách thức mới".
Theo South China Morning Post, nhà khoa học 82 tuổi Trung Quốc gọi hệ thống hầm ngầm được nâng cấp là "Vạn Lý Trường Thành bằng thép dưới lòng đất" . Ông nói "Mục tiêu của tôi là thiết kế một bức tường bằng thép ngăn chặn vũ khí hạt nhân cho đất nước tôi".