Nhưng truyền thông chính quyền Syria và các nguồn tin đối lập khác phản bác tuyên bố này, khẳng định không có một trực thăng nào của Nga bị bắn rơi trên vùng nông thôn phía bắc Aleppo. Theo đó, tuyên bố của ANHA chỉ là tin giả.
Theo các nguồn tin địa phương, 3 chiếc trực thăng Nga, bao gồm một chiếc Mi-8AMTSH và hai chiếc Ka-52 bay qua qua các thị trấn Hayyan, Haritan và Anadan trên vùng nông thôn phía bắc Aleppo sáng ngày 26.11.2017. Các nguồn tin cũng cho biết, một số các tay súng địa phương đã bắn vào các trực thăng bằng súng máy hạng nhẹ (có thể là súng tiểu liên AK). Nhưng không có máy bay trực thăng nào bị trúng đạn hoặc bị rơi theo tin đã đưa.
Các thị trấn Hayyan, Haritan và Anadan hiện đang bị nhóm Nour al-Din al-Zenki và tổ chức Hay'at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria). Theo các chuyên gia, các nhóm này có mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các lực lượng “đối lập” khác thuộc Quân đội Syria tự do (FSA). Nhưng các nhóm này không thuộc lực lượng Lá chắn Euphrates được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ trong vùng nông thôn miền bắc Idlib.
Theo Trung tâm hòa giải Nga, những chiếc máy bay Ka-52 và Mi-8, chở theo các sĩ quan Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bay thấp trên vùng nông thôn phía tây Aleppo, thực hiện nhiệm vụ thị sát các trạm kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, mới được thành lập trong khu vực.
Phi đội trực thăng Nga bay qua Hayyan và 'Anadan, vốn từ lâu đã bị lực lượng Hồi giáo cực đoan chiếm giữ phía tây Aleppo. Đây là một chuyến bay hòa giải, quân đội Nga không có ý định tấn công bất cứ lực lượng nổi dậy nào, do đó không có lý do nào để bắn vào máy bay.
Các truyền thông viên ủng hộ chính phủ Syria cho rằng, thông tin của ANHA nhằm kích thích tinh thần của những nhóm Hồi giáo cực đoan, có quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, đưa ra ý tưởng tấn công vào quân đội Nga như tổ chức HTS đã làm trên miền bắc Syria. Mục đích của thông tin giả sẽ thúc đẩy một cuộc tấn công thật và sẽ dẫn đến đòn đáp trả kinh hoàng của Nga, từ đó làm suy yếu khả năng các nhóm FSA, được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chống lại SDF.
Tình huống này diễn ra trước thềm cuộc Đối thoại quốc gia Syria ở Sochi, trong cuộc đối thoại này không có phái đoàn của người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ quyết liệt chống lại, không cho phép người Kurd có mặt ở bất cứ cuộc đàm phán nào liên quan đến tình hình xung đột Syria. Hơn thế nữa, Ankara đe dọa sẽ quét sạch vùng Afrin. SDF và YPG tin rằng nếu diễn ra xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình sẽ có thể thuận lợi hơn đến tương lai của người Kurd.