TSMC cắt giảm CAPEX 10%, giới chuyên gia cảnh báo về suy thoái trong lĩnh vực công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Công ty sản xuất linh kiện bán dẫn TSMC Đài Loan cắt giảm 10% mục tiêu chi tiêu vốn năm 2022, một dấu hiệu sự suy giảm sản xuất trong lĩnh vực công nghệ từ các hạn chế của chính quyền Mỹ.
Công ty sản xuất linh kiện bán dẫn TSMC Đài Loan. Ảnh minh họa CNBC
Công ty sản xuất linh kiện bán dẫn TSMC Đài Loan. Ảnh minh họa CNBC

TSMC cho biết dự kiến ​​sẽ chi khoảng 36 tỉ USD vào năm 2022 cho thiết bị vốn, giảm so với mức tuyên bố 40 tỉ USD trước đây. Việc giảm mạnh chi tiêu, chỉ số quan trọng kỳ vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đối với các lĩnh vực từ điện thoại thông minh đến máy chủ và xe điện, cho thấy công ty sản xuất linh kiện bán dẫn hàng đầu thế giới Đài Loan đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái rộng hơn dự đoán.

TSMC và các doanh nghiệp đồng nghiệp đang vật lộn với những quy định hạn chế sâu rộng của Washington trong lĩnh vực kinh doanh với Trung Quốc, gây ra những làn sóng chấn động trong ngành bán dẫn toàn cầu. Applied Materials Inc., nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu đã giảm dự báo doanh thu cho quý 4, Intel Corp. được cho là đang chuẩn bị sa thải hàng nghìn người. Cổ phiếu của nhà sản xuất bánh răng châu Âu ASML Holding NV, khách hàng hàng đầu là TSMC giảm tới 3% ngày 13/10.

Những động thái của Washington, được công bố vào tuần trước là hành động quyết liệt nhất của chính quyền Joe Biden, cố gắng ngăn chặn Trung Quốc phát triển năng lực công nghệ bán dẫn mà Mỹ coi là mối đe dọa lớn với quyền lực thống trị của quốc gia này trong lĩnh vực công nghệ.

Nhưng hành động này đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ, đe dọa phá vỡ nền kinh tế thế giới, đang phải đối phó với một cuộc suy thoái toàn cầu tiềm tàng, lạm phát tăng vọt và những khó khăn về nguồn cung kéo dài.

Nhà phân tích Charles Shum của Bloomberg Intelligence cho biết: “Việc cắt giảm 10% mục tiêu chi tiêu vốn cả năm của công ty cho thấy sự suy giảm kéo dài trong nhu cầu chip điện thoại thông minh và máy tính cá nhân.

Các giám đốc điều hành của TSMC cho biết, doanh nghiệp đã giành được giấy phép từ Mỹ để tiếp tục vận hành và xây dựng dây chuyền 16 nanomet và 28 nanomet của công ty tại Nam Kinh, Trung Quốc, hợp tác với các công ty SK Hynix Inc. và Samsung Electronics Co. .

Những khoản tài trợ cho phép 3 nhà sản xuất chip lớn nhất châu Á duy trì các nhà máy và hoạt động hiện có tại thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới bằng cách mua, nhập khẩu và nâng cấp những công cụ của Mỹ. Các nhà sản xuất chip cũng có thể được phép mở rộng các cơ sở hiện có theo giấy phép, trong trường hợp của TSMC liên quan đến các nút sản xuất trưởng thành hơn, chậm hơn một vài thế hệ so với quy trình sản xuất hiện đại. Nhưng vẫn chưa rõ ràng, liệu các công ty nước ngoài có được phép tiến lên trên các nấc thang công nghệ hay cần phải có nhân viên người Mỹ làm việc trên dây chuyền ở Trung Quốc?

Cổ phiếu của TSMC đã giảm trong tuần này, đưa vốn hóa thị trường của doanh nghiệp xuống khoảng 320 tỉ USD từ hơn 550 tỉ USD vào tháng 1/2022.

Công ty đã báo cáo thu nhập ròng quý 3 ước tính là 280,9 tỉ Đài tệ (8,8 tỉ USD), dự kiến ​​doanh thu từ 19,9 tỉ đến 20,7 tỉ USD trong quý 4 đến cuối tháng 12, nhưng con số đó giả định một số kỳ vọng nhất định về USD tại thời điểm các đồng tiền châu Á suy yếu.

Những biện pháp của chính quyền Joe Biden hạn chế khả năng của các công ty công sản xuất chip, sử dụng công nghệ Mỹ bán sản phẩm cho Trung Quốc. Các quy định này bao gồm hạn chế đối với việc xuất khẩu một số loại chip, được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính cùng với các quy định siết chặt hơn việc bán thiết bị bán dẫn cho bất kỳ công ty Trung Quốc nào.

Các nhà phân tích thuộc Fubon Research do Sherman Shang dẫn đầu trong một cảnh báo đưa ra trong tuần cho biết, những hạn chế của Mỹ khiến các nhà sản xuất chip gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển hàng tồn kho, gây ảnh hưởng nặng nề hơn đến TSMC so với các động thái trừng phạt trước đó của Mỹ. Những hạn chế sẽ khiến TSMC mất khoảng 5% -8% tổng doanh thu. Bloomberg Intelligence ước tính TSMC có thể mất hơn 10% doanh thu hàng năm vì các hạn chế của Mỹ.

“Còn quá sớm để đưa ra một con số cụ thể, nhưng việc điều chỉnh hàng tồn kho có thể sẽ cho thấy ​​tác động lớn nhất vào nửa đầu năm 2023, Tác động của những biện pháp kiềm chế từ phía Mỹ có thể sẽ được kiểm soát.” Giám đốc điều hành CC Wei nói với các nhà phân tích trong một cuộc họp hội nghị trực tuyến.

Công ty công nghệ lớn nhất Đài Loan đang đặt toàn bộ hy vọng vào quy mô khổng lồ và công nghệ hàng đầu trong ngành để vượt qua những thách thức lớn nhất trong nhiều năm. Tân Trúc, cơ chính của TSMC tại Đài Loan là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cung cấp linh kiện cho Qualcomm Inc., Apple Inc. và Nvidia Corp., những doanh nghiệp này đều bán một phần lớn sản phẩm vào thị trường Trung Quốc.

Ngày 13/10, các giám đốc điều hành tái khẳng định những mục tiêu dài hạn về doanh thu và tuyên bố, năm 2023 sẽ là một năm tăng trưởng. TSMC cũng cam kết sẽ tiếp tục mở rộng trên toàn cầu khi cần thiết.

Nhà phân tích Charles Shum chuyên viết cho chuyên mục Bloomberg cho biết: “Hướng dẫn của TSMC về tăng trưởng doanh thu ít nhất 43% so với cùng kỳ năm trước và 59,5% tỷ suất lợi nhuận gộp là trên mức ước tính đồng thuận của các nhà phân tích, cho thấy tác động tức thời rất nhẹ từ những hạn chế mới của Mỹ”.

Triển vọng đối với ngành công nghiệp điện tử bắt đầu u ám ngay cả trước khi có biến động do các quy định hạn chế của chính quyền tổng thống Joe Biden gây ra.

NHững cú sốc kinh tế vĩ mô đã kìm hãm nhu cầu của người tiêu dùng và chi tiêu kinh doanh, trong khi lượng hàng tồn kho chưa bán được của các nhà cung cấp PC tăng lên. Theo dữ liệu của IDC, các lô hàng máy tính để bàn và máy tính xách tay trong quý 3 giảm 15% và các công ty chip như Advanced Micro Devices Inc. cho biết họ rất ngạc nhiên trước tốc độ và sự đột ngột của suy giảm nhu cầu. Các nhà sản xuất bộ nhớ Micron Technology Inc. và Kioxia Holdings Corp. cũng thông báo cắt giảm sản lượng tới 30% để cố gắng và ổn định giá cả.

TSMC không thể dựa hoàn toàn vào nhu cầu cung cấp sản phẩm ổn định của khách hàng chủ chốt Apple mà sự tăng trưởng đã mang lại lợi ích cho nhà sản xuất Đài Loan trong nhiều năm do quy mô triển khai rộng lớn và chính Apple cũng có thể phải cắt giảm sản lượng vào năm 2023

Công ty AMD, có trụ sở tại California đã tung ra các loại chip mới nhằm tăng hiệu suất cho những thiết bị sản xuất, gần đây từ bỏ kế hoạch triển khai sản xuất iPhone mới, khiến các nhà phân tích lo ngại rằng nhu cầu điện tử tiêu dùng cơ bản có thể sẽ suy giảm vào năm 2023.

Theo Bloomberg