Trung Quốc xây xong siêu kính viễn vọng có thể tìm kiếm người ngoài hành tinh

VietTimes -- Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc vừa hoàn thành việc chế tạo kính thiên văn vô tuyến lớn nhất trên thế giới tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc.
Trung Quốc xây xong siêu kính viễn vọng có thể tìm kiếm người ngoài hành tinh.
Trung Quốc xây xong siêu kính viễn vọng có thể tìm kiếm người ngoài hành tinh.

Truyền thông Nga đưa tin cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc đã sẵn sàng nghiên cứu sâu hơn về khoa học không gian, trong đó có tham vọng tìm kiếm người ngoài hành tinh sau khi lắp đặt xong tấm pano cuối cùng vào hệ thống FAST - Kính thiên văn hình cầu có độ mở 500m từ hôm Chủ nhật (3/6) vừa qua. 

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc vừa hoàn thành việc chế tạo kính thiên văn vô tuyến lớn nhất trên thế giới tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc.

Các kỹ sư Trung Quốc đã lắp đặt tấm pano cuối cùng của kính thiên văn được hình thành từ 4450 tầm pano kỹ thuật. 

Việc chế tạo kính viễn vọng 500m trị giá 180 triệu đô này bắt đầu từ năm 2011 và hiện nó được cài đặt để bắt đầu quan sát vũ trụ vào tháng 9 này.

Theo bình luận của báo chí Nga, FAST là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào khoa học. Nước này hiện nay chỉ đứng thứ hai, sau Mỹ, trong chi tiêu cho nghiên cứu và số lượng các công trình khoa học được công bố.
 
Kính viễn vọng FAST có 7 đầu thu trong đó 5 chiếc được làm ở Trung Quốc và 2 chiếc được sản xuất liên kết với công ty của Úc và Mỹ. 

Các nhà khoa học của dự án nói rằng FAST sẽ trợ giúp quá trình nghiên cứu các loại tần số sóng ngoài không gian và xa hơn là tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất,

“FAST có khả năng phát hiện nền văn minh ngoài hành tinh gấp 5 đến 10 lần các thiết bị hiện tại, bởi nó có thể nhìn được những hành tinh ở xa hơn và tối hơn” – Tân Hoa xã dẫn lời của Peng Bo, giám đốc Phòng thí nghiệm công nghệ thiên văn radio NAO.

Với đường kính 500m, lòng chảo của FAST lớn hơn nhiều so với Đài quan sát Arecibo 305m ở Puerto Rico được xây dựng vào năm 1963 - trước đây là kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới. FAST cũng được cho là có độ nhạy sóng gấp 10 lần chiếc Effelsberg ở Đức.

Trong 2 năm vận hành, FAST sẽ được sử dụng bởi các nhà khoa học Trung Quốc tiến hành những nghiên cứu khởi đầu, sau đó dữ liệu sẽ được cung cấp cho các nhà hoa học trên toàn thế giới. 

Kích thước của chiếc kính viễn vọng này đồng nghĩa với việc nó có thể thu được nhiều sóng vô tuyến được phát đi bởi các vật thể ở sâu trong không gian hơn. Những sóng này có bước sóng rất dài, từ 1mm cho đến hơn 100km. 

Cũng như tìm kiếm một cuộc sống ngoài trái đất, FAST cũng sẽ cố gắng nhận tín hiệu từ khí hydro, một trong những chất cơ bản hình thành nên vũ trụ để nghiên cứu việc hình thành không gian.

FAST cũng sẽ tìm kiếm những ngôi sao mới, đặc biệt là sao neutron với tốc độ quay rất nhanh, được gọi là ẩn tinh - nơi được cho là có tiềm năng đang phát ra một chùm bức xạ điện từ.