(tiếp theo kỳ trước)
Tuy nhiên, nếu quốc vương Sihanouk lợi dụng Trung Quốc những năm 1950, 1960 để thúc đẩy tính trung lập, ông Hun Sen không được quyền tuyên bố để hành động như vậy. Ông Hunsen trước đây đã từng khoe rằng “Campuchia không thể bị mua chuộc”. Rất hiếm người để ý đến lời nói của ông. “Campuchia ngày càng được coi là sự mở rộng của chính sách đối ngoại của Trung Quốc”, Sophal Ear, một giáo sư về Ngoại giao và quan hệ quốc tế tại Đại học Occidental, California đã nói với The Diplomat. “Một nước không có chính sách đối ngoại riêng của mình thì có phải là thuộc địa của nước khác hay không?”, Ear cật vấn.
Mỹ vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất của Campuchia. “Trong khi các tập đoàn nhà nước khổng lồ của Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào đập nước, các mỏ dầu, các đường cao tốc, dệt may và dầu mỏ, đây là những công ty không tên tuổi, dạng công ty gia đình ở Trung Quốc đã tới và thống trị giới đầu tư Campuchia”, Sigfrido Burgos và Sophal Ear đã viết như vậy trong bài viết của mình “Lợi ích chiến lược của Trung Quốc với Campuchia: Ảnh hưởng và nguồn lực”.
Chỉ cần đi qua Phnom Penh là đã thấy rất nhiều các hình ảnh khoe khoang việc xây dựng mọi thứ, từ những căn hộ sang trọng và những con đường bằng phẳng dẫn tới các bệnh viện. Rất ít người bác bỏ ý kiến cho rằng viện trợ Trung Quốc là công cụ chính của sự phát triển kinh tế Campuchia, cho dù không phải là sự trưởng thành chính trị. Nhưng cách làm như vậy không mới. Hãy xem xét các đoạn dưới đây lấy từ bài viết của Alain-Gerard Marsot, tiêu đề là “Viện trợ của Trung Quốc tới Campuchia” xuất bản năm 1969:
“Viện trợ của Trung Quốc, cho dù bề ngoài có vẻ là không có ràng buộc gì nhưng trên thực tế lại là một phương tiện gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia”. “Xu hướng viện trợ của Trung Quốc nghiêng về các chương trình công nghiệp hóa”. “Trung Quốc có thể lợi dụng Campuchia như người phát ngôn của mình ở cấp độ quốc tế”.
“Không được quên rằng viện trợ góp phần xây dựng và củng cố thị trường và trên tất cả viện trợ của Trung Quốc được thúc đẩy bởi những tính toán ảnh hưởng và uy tín chính trị. Những cân nhắc này chắc chắn liên quan đến mục đích thay thế Liên Xô ở các nước kém phát triển, đặc biệt là ở châu Á.”
Những câu trên được trích dẫn từ một bài báo. Nhưng nếu tác giả thay thế từ “Liên Xô” ở đoạn cuối bằng “Mỹ” hay “Phương Tây” thì sẽ còn tiếp tục nhìn thấy cách Trung Quốc tiếp cận viện trợ tài chính tới Campuchia như thế nào.
“Nếu bất kỳ mối quan hệ hiện đại nào giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có vẻ giống như quan hệ triều cống trước đây thì đó chính là quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia”, nhà ngoại giao, giáo sư Bronson Percival đã viết như vậy trong cuốn sách “Con rồng hướng về phía nam: Trung Quốc và Đông Nam Á trong thế kỷ mới” năm 2007.
The Diplomat nhận xét, chính trị Campuchia được cai quản bởi một hệ thống nơi tiền chiếm vị thế cao và lập trường phụ thuộc vào sự ủng hộ của cường quốc. Quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc cũng tương tự. Bên cạnh việc liên kết với chính sách đối ngoại, Campuchia cũng rất quan trọng với nguồn vốn của Trung Quốc. Viết chi tiết về Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử, kết nối châu Á với Đông Phi và Âu Á, ông Gal Luft, đồng giám đốc Viện phân tích an ninh toàn cầu tuyên bố trong số ra mới đây của Foreign Affairs rằng:
“Mục tiêu không nói ra là để bảo vệ Trung Quốc khỏi cơn suy thoái kinh tế đang làm chậm tốc độ tăng trưởng và báo trước mức nợ cao. Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng sáng kiến cơ sở hạ tầng này có thể tạo ra những thị trường mới cho các công ty Trung Quốc và cùng lúc đó có thể tạo động lực cho các ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước đang vật lộn gây rắc rối cho các lãnh đạo Trung Quốc hiện nay”.
Tuyên bố này trung phóc lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở Campuchia. Viện trợ nước ngoài đi theo hướng này nhưng lại làm lợi theo một hướng khác. Hơn nữa, Campuchia với phần lớn Đông Nam Á cũng quan trọng với Trung Quốc vì đây là nguồn cung cấp năng lượng rẻ mạt. Lào đang dần trở thành “cục pin của cả Đông Nam Á”, và một lượng lớn trong số năng lượng đó được chuyển đến cho Trung Quốc. Các chuyên gia cũng mô tả những nỗ lực xây đập đình trệ của Trung Quốc hiện nay ở Myanmar như là một phương tiện sản xuất điện giá rẻ cho Trung Quốc. Các đập nước được xây dựng dọc theo sông Mekong ở Campuchia, trong khi Trung Quốc cũng thể hiện ham muốn đối với nguồn dầu của Campuchia.
“Trung Quốc đã bị cáo buộc mua quyền khai thác của các công ty dầu mỏ ngoài khơi Campuchia bằng cách mua lại công ty có trước đó. Thăm dò địa chất gần đây cho biết một lượng đáng kể dầu và khí đốt có thể nằm dưới phần lãnh thổ của Campuchia, ông Burgos và Ear đã viết như vậy. Với Công ty dầu khí quốc gia Campuchia, bên có thẩm quyền về các hợp đồng dầu khí đang nằm trong tay Thủ tướng, Trung Quốc sẽ có nguồn bảo trợ chắc chắn. (Campuchia được đánh giá là quốc gia có nguy cơ cao nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ sáu toàn cầu về hoạt động rửa tiền, theo như bản cáo cáo năm 2016 của Chỉ số chống sửa tiền Basel).
Trong cuốn sách của mình, Percival đã gọi Trung Quốc là “người bảo lãnh chính của an ninh quốc gia Campuchia”. Chính xác hơn thì Trung Quốc có thể được gọi là người bảo lãnh hàng đầu về an ninh của Đảng CPP. Điều này cho phép ông Hun Sen cai quản theo cách có thể gây ra sự trừng phạt và chỉ trích quốc tế từ các nước khác. Thậm chí mối đe dọa Trung Quốc có nghĩa là các nước phương Tây không đủ mạnh tay trong việc thách thức quyền lực của Hun Sen. Tuy nhiên quan trọng hơn là tiền của Trung Quốc và những phát triển cơ sở hạ tầng đã đem lại dáng vẻ của sự tiến bộ kinh tế ở Campuchia. Người ta có thể có xu hướng nghĩ rằng nhiều người ủng hộ quan tâm nhiều hơn đến những con đường nhựa và hàng nhập khẩu giá rẻ hơn ngoại giao quốc tế của Campuchia hay những tư tưởng dân chủ.
Nhìn về tương lai, không có biểu hiện nào cho thấy chính phủ Campuchia sẽ thay đổi thái độ. Nhưng nước này hiếm khi thừa nhận rằng không chỉ có đảng CPP bỏ ủng hộ Trung Quốc, mặc dù vì nhiều lí do khác nhau. Đảng đối lập lớn nhất, đảng cứu quốc Campuchia (CNRP) cũng nghiêng sang phương Tây. Lãnh đạo đảng này, Sam Rainsy, hiện đang sống lưu vong ở Pháp, nơi ông ta sống phần lớn khoảng đầu đời và trong suốt ba quãng thời gian hoạt động lưu vong. Năm 2014, phó chủ tịch CNRP Kem Sokha cho biết trong “chúng tôi không muốn liên minh với Trung Quốc. Chúng tôi muốn là đồng minh của Mỹ”.
Diplomat lưu ý rằng lập trường của CNRP và Sam Rainsy lại luôn dùng chiêu bài chống Việt Nam và kích động chủ nghĩa dân tộc ở Campuchia cũng như vấn đề biên giới để giành sự ủng hộ và trục lợi trong các kỳ bầu cử. Đồng thời Sam Rainsy còn công khai ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên theo Diplomat, chủ nghĩa Sô vanh của CNRP chắc chắn sẽ gây ra khó khăn nếu đồng minh tự nhiên của nước này là Mỹ, nước kêu gọi đảng này ủng hộ lập trường của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông.
Nếu CNRP chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018 hoặc nếu CPP sẵn sàng chuyển giao quyền lực, không chắc liệu quan hệ Campuchia với Trung Quốc sẽ phát triển theo chiều hướng nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, năm 2018 sẽ là một năm khởi đầu mới cho quan hệ Trung Quốc- Campuchia. Nếu CPP thắng, chắc chắn quan hệ sẽ phát triển như bình thường, còn nếu CNRP thiết lập một chính phủ mới, quan hệ hai bên sẽ còn tranh cãi rất nhiều, Diplomat nhận định.