Trong gần hai thập kỷ qua, Trung Quốc luôn rao giảng về thuyết “trỗi dậy hòa bình”. Những cuộc tranh luận và tuyên bố về vấn đề liệu Trung Quốc đã và đang trỗi dậy “hòa bình” vẫn tiếp tục.
Như lập luận của nhà chiến lược quân sự tài danh Tôn Tử, “chiến thắng không cần chiến tranh” là đẳng cấp tối thượng của nghệ thuật chiến tranh. Chắc có lẽ vì vậy, Trung Quốc đã ra sức phát triển sức mạnh quân sự của mình, trong một sự tin tưởng rằng đến một ngày nhất định nào đó, sức mạnh vượt trội gấp nhiều lần của họ sẽ ngăn chặn , đè bẹp mọi ý đồ tiến hành cuộc chiến tranh chống trả và Trung Quốc sẽ đạt được mục đích đề ra.
Trong những nỗ lực gần đây nhất của Trung Quốc để đạt được “sự trỗi dậy hòa bình” Trung Quốc đưa ra đề xuất “mô hình mới quan hệ các nước lớn” với nước Mỹ. Bắc Kinh hy vọng rằng sẽ thuyết phục được Mỹ rằng một Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình” sẽ không đối đầu với Mỹ, và cũng không muốn thay đổi cán cân lực lượng thông qua vũ lực.
Do đó, theo lập luận này, Mỹ và Trung Quốc có thể cùng hành động một cách hòa bình và hợp tác, thông qua cạnh tranh hòa bình cho đến một ngày nào đó Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ trong vị thế của một siêu cường khu vực – sau đó là thế giới.
Theo lẽ tự nhiên xuất hiện hai câu hỏi mà trong chiến lược “trỗi dậy hòa bình” không có câu trả lời. Thứ nhất, chiến lược này không cho một giải thích xác đáng và thực sự nhất là tại sao Trung Quốc mong muốn hòa bình trong khi Trung Quốc không hề có một mâu thuẫn nào có thể gây chiến tranh?
Thật vậy, khác với những lời lẽ trống rỗng về việc Trung Quốc là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, có những lý do thực sự thực tế hơn việc theo đuổi hòa bình của Trung Quốc. Ví dụ: Trung Quốc muốn tránh những xung đột quân sự trực tiếp để không làm suy yếu đi tính thân thiện với môi trường bên ngoài mà Bắc Kinh rất cần để phát triển kinh tế trong nước.
Ở một cấp độ sâu hơn và thực dụng hơn, Trung Quốc không muốn tham chiến vào một cuộc chiến tranh mà Trung Quốc không thể thắng. Với vị thế và sức mạnh của Mỹ trong khu vực, đối đầu với Washington là không thể tránh khỏi nếu Bắc Kinh quyết định gây xung đột chống lại các nước láng giềng nhỏ hơn. Đây chính là lý do cơ bản nhất mà Trung Quốc “giấu mình chờ thời” thông qua phát triển hòa bình và tập trung xây dựng quân đội.
Thứ hai, do đường lối “trỗi dậy hòa bình” đã được lên kế hoạch và được tuyên truyền rộng rãi trong quá trình phát triển của Trung Quốc, tuyên bố này rất khó có thể biện minh được cho những hành vi của đại lục khi đã trở thành một quốc gia phát triển.
Mặc dù các quan chức cao cấp và các nhà phân tích cố gắng bảo vệ tính không nhất quán của Trung Quốc bằng những lập luận như “hoàn cảnh, tình huống đã thay đổi”, người ta cảm nhận thấy rõ rằng “trỗi dậy hòa bình” đơn giản là vất sang một bên sau khi Trung Quốc đã chiếm được ưu thế hơn hẳn đối phương và quan điểm chính trị này đã thành trở ngại cho mục đích thống trị khu vực của chính quyền Bắc Kinh.
Tuy nhiên, nhìn bề ngoài, dường như Trung Quốc muốn tăng cường phát triển "hòa bình". Dưới nguyên tắc “ đa phương hóa” trong chính sách đối ngoại, Bắc Kinh chơi đẹp với hầu hết tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị hay trạng thái quyền lực. Từ Châu Phi đến Trung Đông, từ Châu Âu đến châu Mỹ La tinh, Trung Quốc làm việc cần cù để xây dựng các quan hệ chính trị thân thiện và các gói kinh tế tài chính hào phóng tiền tỷ.
Ngay cả trong mối quan hệ khó khăn và gai góc nhất với Mỹ, Bắc Kình cũng nỗ lực quản lý được những xung đột mâu thuẫn và thúc đẩy được sự hợp tác. Chỉ có một vấn đề mà Bắc Kinh không chịu lùi bước nhượng bộ, được gọi là “lợi ích quốc gia cốt lõi”, đó là những khu vực như Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng và những vùng đất, nước và hải đảo mà họ đang tranh chấp với các nước láng giềng.
Sử dụng quân sự, ngoại giao và kinh tế, Trung Quốc cưỡng ép các nước khác tuân thủ hoặc nhường bước trước những đòi hỏi không cần lý lẽ của riêng mình và được coi có tiếng là “cứng rắn” trong quan hệ đối ngoại trên toàn cầu trong vài năm qua
Khi phải đối đầu với những tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc không hề ngần ngại sử dụng ưu thế quân sự của mình đè nén các nước nhỏ có những đòi hỏi về chủ quyền ở Đông Nam Á, nhưng cũng không chờ đợi lâu hơn khi tình huống đẩy khu vực đến bờ vực đối đầu quân sự trong tranh chấp quần đảo Senkaky/Điếu Ngư.
Trong tranh chấp lãnh thổ biên giới đất liền, Trung Quốc cũng không lưỡng lự lôi Ấn Độ vào cuộc thử thách “Lều bạt đối đầu” bằng việc đưa quân đội sang đóng trại trên đất Ấn Độ, bất chấp mọi nguy cơ tính toán sai lầm, leo thang tình huống dẫn đến xung đột vũ trang biên giới. Ngoài ra, từ việc tẩy chay cá hồi Na Uy đến việc đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, Trung Quốc biến kinh tế trở thành công cụ gây sức ép đối ngoại lên các quốc gia láng giềng và các nước có mâu thuẫn.
Cho dù những động thái “cứng rắn” có thể hiện rõ ràng hay không – và đã thể hiện rất rõ nét ở biển Đông – những tuyên bố hòa bình của Bắc Kinh đang bị đặt dưới sự nghi ngờ của thế giới.Thực tế cho thấy, cưỡng ép không nhất thiết phải có sự tham gia của sức mạnh quân sự, mặc dù thông qua việc sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự rất hiệu quả và có ý nghĩa răn đe trừng phạt.
Từ quan điểm của Tokyo, Manila hoặc Hà Nội, Bắc kinh đang quyết tâm sử dụng sức mạnh toàn diện của cả nước và thường xuyên gây sức ép kinh tế và quân sự trong các tranh chấp đã thể hiện rõ tính hiếu chiến xâm lược trong hành động của mình. Từ góc nhìn Bắc Kình, người ta có thể lập luận rằng Trung Quốc đang theo đuổi "đường lối phát triển hòa bình" ngoại trừ những trường hợp sự thỏa hiệp gây nguy hại cho pháp quyền nội địa của chính thể Trung Quốc.
Khi Trung Quốc tăng cường phát triển sức mạnh thông qua “trỗi dậy hòa bình”, khi đã trở thành vượt trội hơn mọi kẻ thù tiềm năng, lúc đó sức mạnh kinh tế - quân sự sẽ là sự bảo đảm vững chắc cho hòa bình đại lục. Tương tự như lập luận của một tướng lĩnh Trung Quốc “ tăng cường sức mạnh quân sự là “ biện pháp răn đe và ngăn chặn hiệu quá nhất chống lại sự bao vây phong tỏa và hành động khiêu khích từ nước ngoài”.
Do đó, những động thái thể hiện sức mạnh như thử nghiệm tên lửa đạn đạo, phát triển tàu sân bay nội địa, thành lập vùng phòng ADIZ trên biển Hoa Đông và dự kiến thành lập trên biển Đông, vũ trang các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp, tăng cường ngân sách quốc phòng ở mức kỷ lục, đó là “hòa bình” từ quan điểm Trung Quốc mà theo đó thì cưỡng chế cuối cùng cũng đạt được mục đích đặt ra.
Chính sách đối ngoại “cứng rắn” của Trung Quốc có vẻ tránh một cuộc chiến với Mỹ hoặc các nước láng giềng. Tuy nhiên Bắc Kinh nỗ lực phát triển sức mạnh quân sự nhằm mục tiêu dành được thắng lợi khi cuộc xung đột bất kỳ xảy ra.
Đây là “hòa bình thông qua sức mạnh” phiên bản Bắc Kinh hay còn gọi là “Chiến thắng không cần chiến tranh” theo binh pháp Tôn tử. Bằng việc phát triển sức mạnh quân sự vượt trội để đảm bảo chiến thắng, Trung Quốc hy vọng lấy răn đe, cưỡng chế cũng như sức mạnh quân sự để ngăn chặn chiến tranh và đạt được mục đích của mình.
Nếu Trung Quốc và các đối thủ của Trung Quốc đều hiểu rằng, Trung Quốc sẽ giành thắng lợi trong mọi xung đột vũ trang, người Trung Quốc hy vọng quan niệm này sẽ làm tiêu tan mọi ý chí chiến đấu của đối phương ngay trận đầu tiên.
Đây không thể là một tin tốt lành cho cộng đồng quốc tế. Thứ logic này và theo dõi những hành động của Trung Quốc có thể cho rằng. Chiến thuật của Bắc Kinh là sự lừa dối việc ngăn chặn chiến tranh và duy trì hòa bình thông qua sức mạnh, nhưng không thể chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ giảm bớt cưỡng chế và áp đặt.
Điều này cũng không thể trả lời được câu hỏi, liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có mang lại được hòa bình? Nhưng cộng đồng thế giới cần phải hiểu rõ ràng hơn những sắc thái trong các tuyên bố của Bắc Kinh về trỗi dậy hòa bình và cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa những gì mà họ trình bày và những hành động của nước này trên thực tế.
T.T.B
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu