Trung Quốc lo bị cô lập ở Biển Đông

Viettimes -- Sự kiện 6 chiến cơ Mỹ được cử sang bãi cạn Scarborough tuần tra là dấu hiệu cho thấy hành động của Mỹ trên biển Đông ngày càng mang tính chất đối đầu với Trung Quốc. Đây là điều hết sức bất lợi cho Bắc Kinh bởi họ đang rơi vào thế bất lợi trong vụ kiện của Philippines lên tòa án quốc tế.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây, theo nguồn tin từ phía Philippines, 6 chiến cơ Mỹ tham gia vào cuộc tập trận trung “Vai sánh vai” và đồn trú tại căn cứ không quân Clark đã bay sang tuần tra tại không phận của bãi cạn Scarborough. Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ triển khai hoạt động “bay nhận định tình hình trên biển” ở vùng biển này. Dấu hiện này cho thấy hành động của Mỹ trên biển Đông đang dần dần tăng cường tính chất đối đầu với Trung Quốc.

Chiến cơ Thần sấm A-10C của quân đội Mỹ tuần tra tại không phận bãi cạn Scarborough

Sự hợp tác trên biển giữa Mỹ và Philippines ngày càng được tăng cường hơn, ngoài sự kiện quân đội Mỹ xuất phát từ Philippines, áp sát bãi cạn Scarborough vào ngày 23/4, trước đó là ngày 15/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đặt chân lên mẫu hạm tuần tra trên biển Đông và mời Bộ trưởng quốc phòng Philippines cùng lên tàu thị uy. Không chỉ có vậy, trước đó, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế đã xuất hiện trọng tài viên được coi là đại diện cho Trung Quốc bỏ phiếu ủng hộ Philippines, hàng loạt dấu hiệu này cho thấy Mỹ đang liên kết với các nước đưa ra tuyên bố chủ quyền trên biển Đông dằn mặt Trung Quốc.

Hiện tại, ngoài Philippines, các nước đưa ra tuyên bố chủ quyền đều tỏ thái độ theo dõi thận trọng, điều này dễ khiến Trung Quốc có cơ hội ra tay, tăng cường hoạt động kiểm soát thực tế về quân sự đối với bãi cạn Scarborough, tranh thủ thời cơ chiếm nốt bãi đá tàu chiến Philippines đang mắc cạn tại bãi Cỏ Mây.

Mỹ áp sát tuyến đầu

Sau tháng 2/2016, quân đội Mỹ đã coi Philippines và tuyến đầu của bãi cạn Scarborough là hướng đột phá mới cho tàu chiến và chiến cơ nước này. Trước đó, Hạm đội Xanh của hải quân Mỹ đã tiến vào vùng biển thuộc bãi cạn Scarborough đối đầu với hải quân Trung Quốc, mới đây, biên đội chiến cơ của quân đội Mỹ đã cất cánh từ đảo Luzon và bay đến không phận bãi cạn Scarborough. Theo nguồn tài liệu của Mỹ, ngày 21/4, Mỹ đã cử 4 phi cơ tấn công Thần sấm A-10C và hai chiếc trực thăng cứu hộ HH-60 sang Philippines, mặc dù theo nguồn tin từ phía Mỹ, biên đội này chỉ thực hiện nhiệm vụ “cung cấp những thông tin về tình hình trên không và trên biển”,  tuy nhiên nết xét về chức năng của chiến cơ, e rằng không hẳn như vậy.

Đối với phía Mỹ, việc bố trí chiến cơ ở Philippines lần này nhằm mục đích “nhận biết không phận và vùng biển, cứu trợ nhân viên và truy quét hải tặc”. Tuy nhiên, do xem xét chức năng chiến đấu quan trọng của phi cơ tấn công "Thần sấm" A-10C là áp sát vùng xảy ra chiến sự, tàu thuyền nhỏ và vừa trên biển để tấn công trực tiếp, chức năng chiến đấu chủ yếu của trực thăng HH-60 là tác chiến điện tử, chi viện cho chiến trường và cứu trợ, điều này đồng nghĩa với việc quân đội Mỹ đã bố trí lực lượng tấn công ở vụng biển gần bãi cạn Scarborough, tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng cho hoạt động xây dựng bến cảng trái phép tại bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đang tiến hành.

Do đó, kể cả đại sứ quán Mỹ nêu rõ trong thông cáo rằng: “Nhiệm vụ này thúc đẩy cho sự minh bạch và an ninh vùng biển và không phận quốc tế, thể hiện lời cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh, nước đối tác và sự ổn định bền vững ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Những động thái này của Mỹ cho thấy, tình hình biển Đông đã căng thẳng hơn nhiều so với thời gian trước.

Trên thực tế, từ động thái mới nhất liên quan đến vụ kiện Trung Quốc của Philippines lên tòa án quốc tế, rất có thể Trung Quốc đang bị “tính sổ”. Trung Quốc thì tự coi rằng họ đang bị tòa án trọng tài quốc tế đối xử không “công bằng”. Trong đó, trọng tài viên được chỉ định đại diện cho Trung Quốc lại bỏ phiếu ủng hộ Philippines. Bắc Kinh rêu rao rằng những quyết định ban đầu của tòa án cũng “không phù hợp với thông lệ quốc tế, trọng tài lại đưa yêu cầu tố tụng mà đáng lẽ phải bác lại vào giai đoạn thụ lý”.

Song song với sự dồn ép liên tiếp của Mỹ đối với Trung Quốc tại biển Đông, giới phân tích cho rằng quyền chủ đạo trật tự của Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương không bằng Mỹ, vậy khi Mỹ tăng cường các hoạt động ở bãi cạn Scarborough và Trung Quốc càng bị đẩy vào trạng thái phòng thủ trên biển Đông thì đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải tiếp tục đối mặt với kết quả bất lợi cho chính họ.

Trung Quốc chờ thời chiếm bãi đá của Philippines

Hiện tại, Bắc Kinh đã bắt đầu “lên gân” bằng việc cử tướng Phạm Trường Long lên đảo và máy bay ra đá Chữ Thập. Có thể Trung Quốc muốn dùng hành động này để thể hiện động thái Bắc Kinh đã sở hữu “chủ quyền tuyệt đối” với quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc lo bị cô lập ở Biển Đông ảnh 3

Bãi cạn Scarborough

Đối với tổng thống Obama, duy trì vị trí “số một thế giới” của Mỹ đồng nghĩa với việc phải đánh bại đối thủ ở vị trí số hai, biện pháp thực thi cụ thể cũng bao gồm “tìm đúng điểm  yếu của Trung Quốc để ra tay”. Khi chiến cơ Mỹ xuất hiện ở tuyến đầu của bãi cạn  Scarborough mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép, biện pháp này đã được thể hiện rõ nét. Mỹ ủng hộ Philippines để chọc tức Trung Quốc, đồng thời biện pháp này cũng có thể khiến các nước láng giềng mất đi thiện cảm đối với Trung Quốc, khiến họ phải cân nhắc khi quyết định đứng về phía Mỹ hay Trung Quốc.

Không thể phủ nhận, Mỹ là quốc gia đóng vai trò chủ đạo trật tự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngoài ra Mỹ còn có 5 nước đồng minh quân sự và rất nhiều quốc gia muốn dựa vào Mỹ đề duy trì an ninh quốc gia, nếu Trung Quốc vấp phải sự ngăn chặn từ phía Mỹ thì đây chắc chắn là một cú đòn lớn đối với Bắc Kinh.

Tàu BRP Sierra Madre của Philippines mắc cạn tại bãi Cỏ Mây

Trung Quốc cho rằng, hành động của Mỹ trên biển Đông chủ yếu dùng để thể hiện sức mạnh răn đe đối với Trung Quốc chứ không hẳn là bảo vệ lợi ích quốc gia cho Philippines, điều này đồng nghĩa với việc thời cơ áp dụng các biện pháp đối phó với Philippines đã đến. Các nhà phân tích kêu gọi phía Trung Quốc thu hẹp diện tích tấn công trên biển Đông, có thể nhằm vào Philippines, còn về quy mô hành động, chỉ cần đạt được mục đích trừng phạt, không nhất thiết phải nâng lên cấp độ chiến tranh.

Chính vì vậy, Trung Quốc lên kế hoạch chiếm tàu chiến Philippines mắc cạn tại bãi Cỏ Mây, đồng thời trục xuất một số binh lính Philippines trên tàu với danh nghĩa “nhập cảnh trái phép”. Và Bắc Kinh cũng coi đây là hành vi đáp trả đối với hành động cứng rắn của Washington.

Đ.Q