Trung Quốc kiên quyết hơn sau lời chối bỏ thẳng thừng của Hồng Kông

Bắc Kinh khẳng định quyết định về gói cải cách bầu cử của Hồng Kông vào tháng 8-2014 vẫn sẽ có hiệu lực trong tương lai, ngay cả khi Hội đồng Lập pháp Hồng Kông thẳng thừng phủ quyết nó vào hôm 18-6.
Các nhà ủng hộ dân chủ đang thể hiện sự phủ quyết gói cải cách do Trung Quốc hậu thuẫn hôm 18-6
Các nhà ủng hộ dân chủ đang thể hiện sự phủ quyết gói cải cách do Trung Quốc hậu thuẫn hôm 18-6

Theo đề xuất, hơn 3 triệu cử tri của Hồng Kông sẽ có thể bỏ phiếu bầu chọn lãnh đạo kế tiếp của họ vào năm 2017, nhưng chỉ trong một khuôn khổ nghiêm ngặt với các ứng viên được Bắc Kinh giám sát, lựa chọn từ trước.

Trong khi Trung Quốc đại lục mô tả đó là “cải cách bầu cử để phổ thông đầu phiếu” thì các nhà dân chủ Hồng Kông lại coi nó như “một hình thức dân chủ giả” khi mà tất cả các ứng viên đều là người ủng hộ Bắc Kinh và được lựa chọn sẵn từ đầu.

“Mặc dù gói cải cách phổ thông đầu phiếu không được Hội đồng Lập pháp Hồng Kông thông qua theo hướng của Ủy ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC) quy định trong văn bản, nhưng đề xuất cải cách này phải tiếp tục được duy trì trong tương lai để nỗ lực theo đuổi phổ thông đầu phiếu”, tuyên bố từ văn phòng của Ủy ban Thường vụ NPC cho biết.

"Các quyết định sẽ tiếp tục được thực hiện cho Hồng Kông trong tương lai vì nó thực thi phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử Giám đốc điều hành, không thể nghi ngờ hiệu lực pháp lý của nó”, tuyên bố cho biết thêm.

Một phát ngôn viên của Ủy ban Thường vụ Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc cho biết, một vài nhà lập pháp Hồng Kông vẫn “ngoan cố chống đối chính phủ trung ương”, Reuters đưa tin.

"Hành động này cho thấy sự ích kỷ của các nhà lập pháp Hồng Kông, cản trở sự phát triển dân chủ và gây ảnh hưởng đến sự thịnh vượng và ổn định của đặc khu”, người phát ngôn nói.

Sau một cuộc tranh luận 9 giờ đồng hồ giữa hai phe ủng hộ và phản đối, 28/37 nhà lập pháp Hồng Kông tham gia đã chối bỏ thẳng thừng gói đề xuất cải cách do Trung Quốc hậu thuẫn, để bầu cử Giám đốc điều hành vào năm 2017. Theo Ủy ban Thường vụ, phản ứng này phải được thông qua ít nhất 2/3 của tất cả 70 lập pháp Hồng Kông.

Các nhà lập pháp phản đối gói cải cách nói rằng các ứng viên cho chức Giám đốc điều hành sẽ được một ủy ban gồm 1.200 đại diện từ các ngành kinh tế, chính trị, xã hội Hồng Kông thẩm định và lựa chọn. Ủy ban này có thể hỗ trợ các ứng viên và đề cử 2 đến 3 ứng viên vào cuộc bầu cử. Những ứng viên phải đảm bảo nhận được sự đồng tình của ít nhất một nửa đại diện trong ủy ban, sau đó được đưa đến Hồng Kông để cử tri bỏ phiếu.

Một phát ngôn viên của Hội đồng Nhà nước Hồng Kông và Macau cho biết: “Một kết quả như vậy là sự khởi đầu từ dư luận chính thống của Hồng Kông. Tuy nhiên, đó không phải là điều mà chính quyền trung ương mong đợi”.

Theo: An ninh Thủ đô