Trung Quốc không chấp nhận trọng tài Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế rõ ràng

VietTimes --  Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippinies, trở thành quyết định tư pháp quốc tế được trông đợi nhất trong thời gian gần đây. 
Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.

Tờ Minh Kính Hồng Kông và Đa Chiều của người Hoa hải ngoại ngày 1/7 cho rằng, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippinies, trở thành quyết định tư pháp quốc tế được trông đợi nhất trong thời gian gần đây. Thậm chí vấn đề này đã chi phối chương trình của Đối thoại Shangri-La 2016 ở Singapore. 

Trong thời điểm PCA công bố thời gian đưa ra phán quyết (ngày 12/7), Trung Quốc lại tuyên bố sẽ không chấp nhận kết quả này. Vậy quan điểm của Trung Quốc có căn cứ, có lý hay không?

Các chuyên gia, học giả Trung Quốc được Bắc Kinh chỉ đạo đã liên tục lên tiếng nghi ngờ về tính hợp pháp trong phán quyết của PCA, cảnh báo những tác động tiêu cực từ việc PCA đưa ra phán quyết; đồng thời kêu gọi đàm phán song phương.

Cựu thẩm phán Abdul G. Koroma của Tòa luật quốc tế cho rằng Trung Quốc có thể tuyên bố không thừa nhận kết quả phán quyết của tòa trọng tài.

Tuy nhiên, giáo sư Julian G. Ku từ Đại học Hofstra Mỹ cho rằng ông hoàn toàn không phê phán căn cứ pháp lý của vụ kiện trọng tài Biển Đông do Philippines tiến hành. 

Trung Quốc ra sức quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: Stripes.com
Trung Quốc có thể tiến hành tập trận quy mô lớn ở Biển Đông trong thời gian tới để chống lại phán quyết của PCA. Điều này chẳng khác nào dùng hành động vũ lực để chống lại một hành động pháp lý. Ảnh tư liệu.

Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh căn cứ vào luật pháp quốc tế, coi thường phán quyết sắp tới của PCA. Quan điểm này không chỉ sai lầm, mà còn không có bất cứ căn cứ pháp lý nào.

Các quan chức ngoại giao, học giả và báo chí Trung Quốc nhiều lần tái khẳng định quan điểm này nhằm tác động đến người khác. Thậm chí, báo chí Trung Quốc dẫn lời một cựu Bộ trưởng của Singapore cũng đã đưa ra quan điểm tương tự.

Trung Quốc tuyên bố họ đã đưa ra tuyên bố hạn chế quyền thụ lý của PCA, loại bỏ quyền thụ lý tranh chấp "biên giới và chủ quyền", vì vậy không có trách nhiệm tuân thủ phán quyết của PCA.

Các quan chức Trung Quốc không chỉ đã tuyên bố, hơn nữa tiếp tục phê phán Philippines kiện họ đã vi phạm luật pháp quốc tế. Nhưng, quan điểm này của Bắc Kinh không hề đứng vững.

Bởi vì, lập trường này có ý đồ coi thường Điều 288 (4) của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), đó là:

"Đối với việc tòa án có quyền thụ lý tranh chấp hay không, phải do tòa án này quyết định giải quyết". Điều khoản này có nghĩa là tuyên bố của Trung Quốc phải chăng loại trừ hoặc hạn chế quyền thụ lý vụ kiện của Philippines sẽ do PCA quyết định.

Tòa trọng tài đã bỏ ra thời gian hơn 1 năm để cân nhắc vấn đề quyền thụ lý và quyết định có 7 vấn đề yêu cầu của Philippines nằm ngoài phạm vi tuyên bố loại trừ của Trung Quốc. 

Điều này có nghĩa là những yêu cầu của Philippines không liên quan tới vấn đề chủ quyền và phân định ranh giới biển, tức không nằm trong phạm vi tuyên bố loại trừ của Trung Quốc. 

Năm 1996, Trung Quốc gia nhập UNCLOS, Trung Quốc từng đồng ý chấp nhận Điều 296 và Điều 288 (4). Ngoài ra, điều khoản này hoàn toàn không phải hiếm thấy hoặc không có tiền lệ. Trung Quốc cũng từng đồng ý với các điều khoản tương tự ở các công ước khác.

Quyền thụ lý của tòa án/tòa trọng tài do họ tự quyết định, nguyên tắc này sớm nhất có thể là phán quyết “Alabama” vào thế kỷ 19 giữa Mỹ và Anh. 

Nếu tòa trọng tài không thể quyết định các vấn đề tranh chấp có thuộc phạm vi thụ lý của mình hay không thì một bên luôn có thể lấy “thiếu quyền thụ lý” làm lý do để tránh né trọng tài (như cách làm của Trung Quốc hiện nay). Tính “cưỡng chế” của tòa trọng tài không thể bàn tới được. 

Trong khi đó, khi ký kết gia nhập UNCLOS, Trung Quốc đã đồng ý các điều khoản của trọng tài mang tính cưỡng chế. 


Đáng chú ý, hiện nay, hoàn toàn không có bất cứ quan chức hoặc học giả Trung Quốc nào dám nhắc tới Điều 288 (4), càng không có ai giải thích lý do Trung Quốc không chấp nhận quy định của điều khoản rõ ràng này.

Trung Quốc có thể tiến hành tập trận quy mô lớn ở Biển Đông trong thời gian tới để chống lại phán quyết của PCA. Điều này chẳng khác nào dùng hành động vũ lực để chống lại một hành động pháp lý. Ảnh tư liệu.
Trung Quốc ra sức quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: Stripes.com

Gần đây, Từ Hồng, Vụ trưởng Vụ các điều ước và pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đề cập đến “tiền lệ” có nước không chấp nhận hoặc không tham gia vụ kiện trọng tài hoặc tư pháp quốc tế.

Ông ta từng dẫn ví dụ: Chính phủ Mỹ từ chối thừa nhận quyền thụ lý của tòa án quốc tế đối với yêu cầu của Nicaragua. Nhưng, giáo sư Julian G. Ku cho rằng điều này hoàn toàn không phải là một tiền lệ thích hợp đối với Trung Quốc.

Trung Quốc luôn tuyên bố sẽ không thừa nhận phán quyết của PCA, PCA cũng không thể thực thi phán quyết. Nhưng, Trung Quốc chống lại tính hợp pháp của phán quyết thì phần lớn phải tùy thuộc vào căn cứ pháp lý của phán quyết.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao và tuyên truyền đối ngoại để tìm cách lôi kéo các nước ủng hộ yêu sách phi pháp của họ. 

Nhưng những cái được cho là "căn cứ pháp lý" của họ đưa ra chỉ là vẻ bề ngoài. Dư luận chỉ cần một căn cứ rõ ràng, đó là Điều 288 (4) của UNCLOS.