Trung Quốc: Hết “đánh hổ” lại đến xử quan lười

Tân Hoa Xã: 59 cán bộ lãnh đạo các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm, An Huy, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Cam Túc, Thanh Hải - trong đó có 5 cán bộ cấp sở, 20 cán bộ cấp huyện bị xử phạt hành chính, có người bị giáng cách chức, xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm trong hoạt động quản lý, giám sát.
Quan chức Trung Quốc nhận tội
Quan chức Trung Quốc nhận tội

Theo Theo Tân Hoa Xã:Vấn đề lớn nhất mà các cán bộ bị Trung Quốc kỷ luật lần này là việc cần làm không làm, thoái thác trách nhiệm, xao nhãng trong công tác... Ví dụ có quan chức không thực hiện nhiệm vụ đã được giao phó, những dự án đã được phê chuẩn không triển khai, không giải ngân kịp thời; Một số lãnh đạo việc cần phụ trách không phục trách, đề cao phương châm “không làm gì để xảy ra chuyện”, thực hiện nhiệm vụ không tích cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của kinh tế xã hội và cải thiện đời sống dân sinh, vấp phải sự phản ánh mạnh mẽ của người dân.

Tân Hoa Xã cũng cho biết, hiện nay Quốc vụ viện nước này đang triển khai điều tra, xử lý, truy cứu trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo về các vấn đề còn tồn tại như để tồn đọng ngân sách, kéo dài các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, để không đất đai và các dự án dân sinh lớn, kết quả điều tra sẽ được công bố trước toàn xã hội.

Trong bối cảnh đẩy mạnh điều tra, phòng chống tham nhũng như hiện nay, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc càng đưa ra những yêu cầu chặt chẽ hơn đối với cán bộ đảng viên. Mới đây, trong Đại hội tổng kết hoạt động thực tiễn giáo dục lộ trình quần chúng, Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã 98 lần nhắc đến chữ “nghiêm”, trong đó đặc biệt chỉ trích, cảnh cáo những cán bộ đảng viên “sợ nghiêm sợ khó”, “viện cớ khó để chống lại cái nghiêm”... Trong cuộc hội nghị quan trọng của Quốc vụ viện nước này mới đây, thủ tướng Lý Khắc Cường cũng đề nghị cần nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm của những quan chức không có đóng góp, cống hiến, đồng thời phê bình thẳng tắn rằng: Lười nhác khi nắm quyền cũng là hủ bại.

Đối với vấn đề quan chức lười nhác, không hoàn thành trách nhiệm được giao, trước đó, Nhân dân nhật báo cũng đã nhiều lần đăng bài xã luận phản ánh. Một bài xã luận viết tổng kết 4 biểu hiện của một vị “quan lười” – Sợ việc không dám làm, xao nhãng không muốn làm, kém cỏi không thể làm, vì cá nhân mà không làm. Bài viết chỉ ra rằng, trước sức ép của nhiều quy định và các lệnh cấm của trung ương, một số quan chức đã đề cao nguyên tắc “nói nhiều sai nhiều, không nói không sai” để tìm kiếm sự ổn định, giữ chắc ghế ngồi cho mình. Bài viết thẳng thắn phê bình, tư tưởng trên là “sai lầm nghiêm trọng”, đồng thời nhấn mạnh, quan chức lười nhác, không cống hiến cũng là một tội lớn.

Theo: TN