Trung Quốc gặp “ác mộng chiến lược" vì Nhật - Hàn hợp tác tình báo

VietTimes -- Đây là một bước đi quan trọng thúc đẩy xây dựng liên minh quân sự Mỹ-Nhật-Hàn (NATO châu Á).
Liên quân Mỹ - Hàn Quốc (ảnh minh họa).
Liên quân Mỹ - Hàn Quốc (ảnh minh họa).

Ngày 4/8/2016, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nếu radar X-band thuộc hệ thống đánh chặn tên lửa mặt đất tiên tiến (THAAD) do Mỹ và Hàn Quốc quyết định thiết lập ở Seongju - miền nam nước này thu thập được tin tức Triều Tiên phóng tên lửa thì Hàn Quốc có thể chia sẻ tin tức tình báo với Nhật Bản.

Hãng tin Kyodo Nhật Bản ngày 4/8 cho rằng trước đây Chính phủ Hàn Quốc luôn phủ nhận khả năng chia sẻ tin tức tình báo với Nhật Bản, cho biết cho dù cung cấp tin tức tình báo do radar ở Seongju thu được thì cũng “hoàn toàn không tác dụng gì” (Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nói), nhưng lần này Hàn Quốc đã thay đổi lập trường. 

Tờ Tin tức Trung Quốc cho rằng ở tỉnh Aomori và Kyodo Nhật Bản cũng đã có radar X-band và được dùng để thu thập tin tức giai đoạn bay lên của tên lửa, từ đó tiến hành cảnh báo sớm. 

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ. Ảnh: Eastday.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ. Ảnh: Eastday.

Nhưng, vào tháng 7/2016, tại Quốc hội Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo chủ trương radar triển khai ở Seongju chuyên dùng để đánh chặn tên lửa bay vào lãnh thổ Hàn Quốc, việc chia sẻ tin tức tình báo với Nhật Bản “không có ý nghĩa gì”.

Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm cho rằng mô hình cảnh báo sớm và đánh chặn thực ra có thể cắt đi, những dấu hiệu phóng tên lửa của Triều Tiên do radar ở Seongju thu thập được có thể được chia sẻ giữa Mỹ-Nhật-Hàn, từ đó tiến hành ứng phó.

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ

Tờ Nam Hoa buổi sáng Hồng Kông cho rằng, việc Hàn Quốc chia sẻ tình báo với Nhật Bản sẽ chỉ giới hạn ở tin tức tình báo về tên lửa của Triều Tiên do hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ thu được.
Mặc dù vậy, đối với Bắc Kinh, đây cũng là một bước đi nguy hiểm. Bởi vì, điều này sẽ kéo gần quan hệ hợp tác về quân sự giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc đều là đồng minh quân sự của Mỹ. Nhưng, do tranh chấp lãnh thổ và ân oán trong lịch sử (chiến tranh), Hàn Quốc luôn không sẵn sàng xây dựng quan hệ hợp tác quân sự song phương với Nhật Bản. Mãi đến ngày 4/8, lập trường của Hàn Quốc mới chuyển sang hướng "mềm hóa".

Theo hãng Kyodo, Nhật Bản, trong một cuộc họp báo thường lệ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết không loại trừ khả năng chia sẻ tin tức tình báo với Nhật Bản, lý do là ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã ký kết Thỏa thuận chia sẻ tình báo Hàn-Mỹ-Nhật vào năm 2014, đồng ý trao đổi tin tức tình báo liên quan đến tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Eastday.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Eastday.

Chuyên gia quân sự Bắc Kinh là Tống Trung Bình cho rằng động thái ôn hòa này của Hàn Quốc có thể sẽ thúc đẩy Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ tin tức tình báo rộng rãi hơn trong tương lai, về lâu dài có thể sẽ thiết lập quan hệ đồng minh quân sự.

Tờ Liên hợp Đài Loan ngày 8/8 cũng cho rằng đây có thể coi là biểu tượng đầu tiên cho thấy Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang hướng tới một liên minh quân sự, điều này chắc chắn là "một cơn ác mộng chiến lược" đối với Trung Quốc.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc dẫn lời chuyên gia phân tích vấn đề chiến lược quốc tế Trung Quốc cho rằng nếu Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục liên minh thì Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành biện pháp đáp trả tương ứng. Khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Nga để ngăn chặn, cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á sẽ không thể tránh khỏi.

Tờ Giải phóng quân Trung Quốc cũng vừa viết bài kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc “dừng cương trước bờ vực”, đồng thời phán đoán Mỹ có thể tiếp tục tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực Đông Bắc Á, xây dựng “vòng cung phòng thủ tên lửa”, thúc đẩy đồng minh quân sự tam giác Mỹ-Nhật-Hàn, xây dựng “NATO nhỏ” phiên bản châu Á. Khi đó, khu vực Đông Bắc Á sẽ quay trở lại bầu không khí của Chiến tranh Lạnh.

Xe phóng tên lửa của hệ thống phòng thủ THAAD. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc
Xe phóng tên lửa của hệ thống phòng thủ THAAD. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc

Tờ Nhân Dân Trung Quốc dẫn lời “nhiều chuyên gia” cho rằng là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc sẽ tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc và Nga.