Triều Tiên - Hàn Quốc đạt được thỏa thuận tháo “ngòi nổ” chiến tranh

Rạng sáng 25/8, phái đoàn đàm phán Hàn Quốc - Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận tạm thời tháo ngồi nổ chiến tranh, hạ nhiệt căng thẳng trên biên giới hai nước này suốt mấy ngày qua
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye chủ trì cuộc họp khẩn Hội đồng an ninh quốc gia vì căng thẳng trên bán đảo liên Triều.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye chủ trì cuộc họp khẩn Hội đồng an ninh quốc gia vì căng thẳng trên bán đảo liên Triều.

Sau 3 ngày đàm phán, Triều Tiên - Hàn Quốc đã đạt đượcthỏa thuận tháo ngòi căng thẳngleo thang, với việc CHDCND Triều Tiên “lấy làm tiếc” về việc binh sĩ Hàn Quốc bị thương, trong khi Hàn Quốc cam kết ngừng tuyên truyền bằng các hệ thống loa phóng thanh.

Cuộcđàm phángiữa đại diệnTriều Tiên và Hàn Quốcđã khép lại lúc quá nửa đêm theo giờ địa phương, kết thúc gần 3 ngày đàm phán tại Bàn Môn Điếm.

Hai bên đã đi tới một hiệp ước, trong đó Triều Tiên sẽ nhận lỗi về vụ đặt mìn tại vùng biên giới khiến hai lính Hàn Quốc bị thương nặng, còn phía Hàn Quốc sẽ chấm dứt phát thanh tuyên truyền chống lại Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, Triều Tiên và Hàn Quốc cũng nhất trí sẽ khởi động lại công cuộc hỗ trợ gia đình người dân hai miền đoàn tụ kể từ sau chiến tranh Triều Tiên năm 1950.

Ồ ạt chuyển quân

Sau nhiều giờ đàm phán tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên, các nhà đàm phán vẫn đang tiếp tục cuộc chạy đua maraton nhằm giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc họp vòng 2 đã được kéo dài qua đêm đến tận chiều 24/8. Trong một tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Min Kyung-wook xác nhận: Các phái đoàn vẫn đang đàm phán trong căng thẳng, song không cho biết thêm chi tiết.

Trong khi đó, ngoài tiền tuyến, cả hai bên đều gia tăng các hoạt động quân sự để trấn át đối phương. Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 24/8 đưa tin Triều Tiên xác nhận đã triển khai hơn 20 tàu đổ bộ chạy bằng đệm khí tới bờ biển Nampo thuộc khu vực biển phía Tây của bán đảo. Những tàu này thuộc căn cứ quân sự Cheolsan ở tỉnh Pyeongan Bắc, được lệnh di chuyển hơn 60 km theo hướng Bắc ra đường ranh giới phương Bắc giữa hai miền Triều Tiên. Trước đó, theo Xinhua, khoảng 50/70 tàu ngầm của Triều Tiên đã rời các căn cứ quân sự ở khu vực ven biển và biến mất khỏi hệ thống radar quân sự của Hàn Quốc.

Quân đội của chúng tôi đã được chuẩn bị kỹ về sức mạnh và ở trong trạng thái sẵn sàng. Nếu Triều Tiên có hành động khiêu khích, chúng tôi sẽ đáp trả không nương tay và họ sẽ thực sự cảm thấy đáng tiếc. Quan điểm của chúng tôi là sẽ ngăn chặn mọi sự khiêu khích của Triều Tiên. Quân đội Hàn Quốc có thể sử dụng mọi nguồn lực để tiến hành các cuộc tuần tra chống tàu ngầm và tôi nghĩ người dân Hàn Quốc không cần phải lo ngại về điều này”.

Ông Kim Min-seok, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc

Đây là động thái chưa từng có trong tiền lệ, lớn gấp 10 lần bình thường và cũng là mức cao nhất kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Triều Tiên đã tăng gấp đôi số lượng pháo binh ở khu vực tiền tuyến.

Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ cũng đồng thời tiến hành các chuyến bay quân sự không xa đường biên giới chung giữa hai miền Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok cho biết, Mỹ và Hàn Quốc đang xem xét một cách linh hoạt việc triển khai các loại vũ khí như máy bay ném bom B-52 Stratofortress, tàu ngầm hạt nhân đang đậu tại căn cứ hải quân Yokosuka của Nhật Bản.

Cần nhận lỗi

Trong cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Seoul ngày 24/8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho rằng, điều quan trọng là Triều Tiên cần phải xin lỗi tại cuộc họp liên Triều về những hành động khiêu khích, bao gồm đặt mìn tại khu vực phi quân sự, làm hai binh lính Hàn Quốc bị thương trong tháng này. “Chúng tôi cần một lời xin lỗi rõ ràng và các biện pháp để ngăn chặn việc tái diễn các hành động khiêu khích và leo thang căng thẳng. Nếu không, Hàn Quốc sẽ có những biện pháp phù hợp và tiếp tục phát loa phóng thanh tuyên truyền tại khu vực biên giới”, bà Park nói.

Các cuộc đàm phán liên Triều bắt đầu từ tối 22/8. Đàm phán tạm dừng trước sáng 23/8, khôi phục lại vào chiều cùng ngày và kéo dài đến chiều tối 24/8. Theo giáo sư Yoo Ho-yeol, chuyên nghiên cứu tình hình Triều Tiên tại Đại học Seoul Hàn Quốc, cuộc đàm phán kéo dài một cách bất thường như trên là một dấu hiệu tốt, cho thấy các bên không đàm phán chỉ để tạo ra một sự đột phá mà để nhằm đạt được một thỏa thuận. Do đó, các bên cần thời gian để điều chỉnh và thuyết phục đối tác. Còn theo nhà phân tích Jeung Young-Tae, thuộc Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc tại Seoul, kết quả lớn nhất của đàm phán lần này sẽ là một thỏa thuận về cuộc gặp cấp cao khác trong tương lai, kể cả các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng Quốc phòng.

Dư luận Hàn Quốc và quốc tế đều đang tập trung chú ý tới cuộc đàm phán này vì kết quả của nó được cho là sẽ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Giao thông