Topwar: Tàu bán ngầm của Trung Quốc có thể tham chiến tận Bắc Đại Tây Dương

VietTimes -- Theo trang Topwar, tàu bán ngầm Quang Hoa Khẩu của Trung Quốc vừa hạ thủy ở xưởng đóng tàu của Công ty TNHH quốc tế tàu thủy Quảng Châu vào ngày 28/4/2016. 
Tàu bán ngầm USNS Montford Point Hải quân Mỹ đang đón tàu đổ bộ đệm khí lên khoang. Nguồn ảnh: Internet
Tàu bán ngầm USNS Montford Point Hải quân Mỹ đang đón tàu đổ bộ đệm khí lên khoang. Nguồn ảnh: Internet

Trang tin quân sự Topwar Nga ngày 18/5 có bài viết cho rằng, khi bất cứ nước phát triển nào có vị thế siêu cường khu vực bàn đến việc điều động hạm đội triển khai các hành động quân sự chiến lược hoặc gia nhập cụm hải quân liên hợp thì sẽ xuất hiện vấn đề liên quan đến khả năng hoạt động liên tục và tính ổn định tác chiến của hạm đội.

Điều này tùy thuộc vào rất nhiều nhân tố: từ tính năng kỹ chiến thuật và năng lực trung tâm mạng của hệ thống chỉ huy thông tin tác chiến trên tàu chiến cho đến dự trữ vũ khí (tên lửa, ngư lôi, hỏa pháo), bảo đảm kỹ thuật vật tư và dự trữ thức ăn - nước uống trên tàu chiến được tính toán chính xác.

Sự tính toán này cần xuất phát từ dự đoán về khả năng tấn công-phòng thủ của địch, chiến trường và khoảng cách giữa căn cứ quân sự của mình với đơn vị bạn. 

Các nguồn lực chuẩn bị cho hành động của cụm chiến đấu tàu chiến hoặc cụm chiến đấu tàu sân bay thông thường tương đương hoặc vượt nguồn lực đang có của địch. 

Tàu bán ngầm hạng nặng Blue Marlin Hà Lan chở giàn khoan. Nguồn ảnh: Chinanews.
Tàu bán ngầm hạng nặng Blue Marlin Hà Lan chở giàn khoan. Nguồn ảnh: Chinanews.

Điều này phù hợp với đối đầu tưởng tượng giữa Nga và NATO. Trong trường hợp này, có đủ tàu bảo đảm, tàu cứu hộ, tàu đặc chủng, tàu quét mìn, tàu bệnh viện hoặc thiết lập các chức năng này ở các tàu chiến chủ lực, điều này có nghĩa quan trọng đối với cụm chiến đấu tàu chiến và cụm chiến đấu tàu sân bay.

Lượng giãn nước của tàu bảo đảm và tàu đặc chủng có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng hoạt động liên tục của hạm đội. 

Trong đó, át chủ bài là tàu mẹ kiểu bán ngầm, nó có thể vận chuyển thiết bị sửa chữa, lương thực, vũ khí của hạm đội đến khu vực xa ngoài vạn dặm, điều động đơn vị đổ bộ (vài chục xuồng máy, tàu tuần tra, tàu đổ bộ đệm khí chở bộ binh), chở các tàu chiến như tàu hộ vệ hạng nhẹ, tàu hộ tống và tàu hộ vệ, trở thành một bến tàu để sửa chữa các tàu bị hư hỏng. 

Các tàu vận tải bán ngầm hạng nặng Blue Marlin và Black Marlin của Hà Lan nổi tiếng là siêu trọng độc nhất vô nhị, đặc biệt là tàu bán ngầm Blue Marlin. 

Tàu bán ngầm hạng nặng Blue Marlin Hà Lan chở tàu tấn công đổ bộ Canberra về Australia.
Tàu bán ngầm hạng nặng Blue Marlin Hà Lan chở tàu tấn công đổ bộ Canberra về Australia.

Năm 2000, tàu bán ngầm Blue Marlin vận chuyển tàu khu trục USS Cole (bị bom cảm tử của tổ chức Al Qaeda tấn công gây hư hại) đưa về Mỹ. 

Năm 2007, nó vận chuyển radar SBX-1 từ Trân Châu Cảng đến Alaska. Tuy nhiên, hai tàu bán ngầm này của Hà Lan là tàu thương mại.

Về tàu chiến, Mỹ có tàu bán ngầm USNS Montford Point, mặc dù chỉ dài 233 m, lượng giãn nước 78.000 tấn, nhưng có thể chở tối đa 600 tấn hàng hóa và 320 bộ binh. 

Trên sàn tàu USNS Montford Point đã lắp thiết bị để giữ 3 tàu đệm khí. Mỗi tàu đệm khí có thể chở 1 xe tăng chiến đấu M1A2 SEP Abrams, nhiều nhất 3 xe đột kích bọc thép AAV-7, nhiều nhất 5 khẩu lựu pháo M-777, hoặc nhiều nhất 180 binh sĩ bộ binh.

Tàu bán ngầm Quang Hoa Khẩu Trung Quốc hoàn thành chế tạo, hạ thủy ngày 28/4/2016. Nguồn ảnh: Guancha.cn
Tàu bán ngầm Quang Hoa Khẩu Trung Quốc hoàn thành chế tạo, hạ thủy ngày 28/4/2016. Nguồn ảnh: Guancha.cn

Tàu bán ngầm USNS Montford Point có thể chở bất cứ loại máy bay trực thăng tấn công-vận tải nào và máy bay vận tải cánh xoay nghiêng V-22 Osprey. 

Nó có thể vận chuyển những trang bị này và vài 100.000 lít nước uống, dầu diesel đến khu vực cách 9.000 hải lý.

Nhưng, lượng tải trọng 600 tấn gây nghi ngờ khả năng sửa chữa của nó đối với các tàu chiến cỡ vừa và nhỏ.

Tàu bán ngầm Quang Hoa Khẩu của Trung Quốc lại là một chuyện khác. Nó vừa hạ thủy ở xưởng đóng tàu của Công ty TNHH quốc tế tàu thủy Quảng Châu vào ngày 28/4/2016. 

Tàu bán ngầm Quang Hoa Khẩu Trung Quốc lượng giãn nước 98.000 tấn. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Tàu bán ngầm Đông Hải Đảo, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc lớp 20.000 tấn, chở tàu đệm khí cỡ lớn Zubr. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.

Nhìn vào các hình ảnh từ Quảng Châu, so với Quang Hoa Khẩu, tàu USNS Montford Point giống như một người bình thường. 

Tàu Quang Hoa Khẩu có lượng giãn nước tương đương tàu sân bay Mỹ - 98.000 tấn, dài khoảng 245 m, sàn tàu dài khoảng 177 m (tương đương tàu vận tải cỡ lớn của Hà Lan).

Đồng thời, lượng tải trọng của tàu Quang Hoa Khẩu lớn hơn, có thể chở tàu hộ vệ và tàu khu trục, đồng thời vận chuyển nhiều hơn lực lượng và trang bị quân sự cho cụm chiến đấu tàu chiến.

Trước khi xuất hiện tàu Quang Hoa Khẩu, chỉ có Hải quân Mỹ và NATO có loại tàu này. Tốc độ xuất hiện tàu chiến mới và trang bị hiện có của Trung Quốc cho thấy, hạ hủy ở bến tàu Quảng Châu không chỉ có 1 chiếc tàu bán ngầm. 

Có thể suy đoán, hành trình của loại tàu này sẽ trên 12.000 hải lý, giúp cho cụm chiến đấu tàu chiến và cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc tương lai có thể thực sự tự tin khi triển khai ở Đại Tây Dương hoặc Alaska. 

Nếu có được sự hỗ trợ của tàu ngầm và tàu phá băng Nga, hạm đội Trung Quốc sẽ có thể tham gia cuộc "chạy đua Bắc Cực", điều kiện tiền đề này hiện đã có. 

Trung tâm nghiên cứu cực địa Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng 27 năm, bao gồm động thực vật và tài nguyên thiên nhiên ở các cực địa. Trọng điểm nghiên cứu ban đầu là Nam Cực. Nhưng, cùng với việc các nước châu Âu và Bắc Mỹ xuất hiện tham vọng lãnh thổ đối với thềm lục địa Bắc Cực, trung tâm này chuyển trọng điểm tới Bắc Cực.

Trung Quốc rất quan tâm đến nguồn năng lượng phong phú ẩn chứa ở thềm lục địa Bắc Cực. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu cực địa Trung Quốc cho rằng, những nguồn tài nguyên này có thể vận chuyển bằng "biện pháp nhanh chóng và rẻ tiền". 

Tàu bán ngầm Quang Hoa Khẩu Trung Quốc lượng giãn nước 98.000 tấn. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Tàu bán ngầm Đông Hải Đảo, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc biên chế ngày 10/7/2015.

Sau đó, Trung Quốc bắt đầu tích cực xây dựng quan hệ kinh tế thương mại với Iceland, Đan Mạch, đồng thời đầu tư phát triển khả năng khai khoáng ở Greenland.

Tháng 10/2015, 3 tàu chiến Hải quân Trung Quốc gồm có tàu khu trục tên lửa Tế Nam, tàu hộ vệ tên lửa Ích Dương và tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ sau khi hoàn thành nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden, đã đến thăm cảng các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thuỵ Điển và Phần Lan.

Chuyến đi này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Trước tiên, binh sĩ Hải quân Trung Quốc kiểm nghiệm và phô trương tính năng hàng hải và khả năng chạy liên tục của các tàu chiến hiện đại của họ trong điều kiện khí tượng xa lạ khu vực Bắc Cực. 

Thứ hai, Trung Quốc muốn cho thấy mối quan tâm của họ đối với Bắc Đại Tây Dương - nơi giao thoa các tuyến đường hàng hải chiến lược. Tất cả đều có tính biểu tượng. 

Người Trung Quốc nhanh chóng đến đó thăm dò, trong tương lai không xa có thể triển khai hành động ở chiến trường Bắc Đại Tây Dương.

 Trong khi đó, tàu bán ngầm siêu trọng lớp Quang Hoa Khẩu sẽ đóng vai trò "trợ thủ" không thể thiếu trong các hành động này.