Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) dự kiến sẽ chấm dứt thỏa thuận hợp tác với Nga vào ngày 1/12. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các nhà khoa học liên kết với Nga sẽ bị cấm đến làm việc tại các cơ sở của tổ chức. Thêm vào đó, họ cũng sẽ mất các giấy phép cư trú tại Pháp hoặc Thụy Sĩ.
Kế hoạch cắt đứt quan hệ với các chuyên gia Nga đã được CERN công bố vào đầu năm nay. Tháng 12/2023, tổ chức quyết định không gia hạn thỏa thuận hợp tác với Nga, bản hợp đồng sẽ hết hạn vào ngày 30/11.
Người phát ngôn của CERN cho biết tính đến tháng 3, tổ chức còn khoảng 500 chuyên gia liên kết với các tổ chức Nga. Đại diện này khẳng định sau khi thỏa thuận kết thúc, tất cả các chuyên gia này sẽ không còn được phép làm việc tại CERN.
CERN bắt đầu hợp tác với Liên Xô từ năm 1955, dù cả Liên Xô và Nga đều chưa bao giờ trở thành thành viên chính thức. Nga từng nộp đơn xin gia nhập với tư cách thành viên liên kết vào năm 2012, nhưng đã rút đơn sau 6 năm và từ đó chỉ giữ vai trò quan sát viên.
Vào tháng 3/2022, CERN đã hủy bỏ tư cách quan sát viên của Nga. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc chấm dứt hợp tác với Nga, sau nhiều năm quốc gia này chỉ giữ vai trò quan sát viên mà chưa bao giờ trở thành thành viên chính thức của tổ chức.
Nga đã đóng góp tài cũng như hỗ trợ CERN xây dựng máy gia tốc hạt lớn nhất (LHC) với sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về các vật chất mới.
Nga đã đóng góp tài chính cũng như góp phần xây dựng vào máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider), cỗ máy gia tốc hạt mạnh mẽ và lớn nhất thế giới, lần đầu tiên đạt được va chạm hạt vào năm 2010. Nhờ cỗ máy này, các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của hạt Higgs boson.
Hạt Higgs boson được dự đoán về mặt lý thuyết từ những năm 1960 nhưng cuối cùng được tìm thấy vào năm 2012 tại CERN. Như một trường lượng tử, nó xuyên qua tất cả mọi chỗ trong không gian, xuyên qua các hạt khác đang chuyển động, thu về khối lượng qua tương tác của chúng với trường Higgs mà có thể được hình dung như một dạng trở lực với chuyển động của chúng.
Theo tạp chí Nature, việc mất đi sự đóng góp của Nga vào dự án nâng cấp cường độ cao cho máy gia tốc hạt, dự kiến hoàn thành vào năm 2029, sẽ khiến CERN thiệt hại khoảng 47 triệu USD.
Hannes Jung, nhà vật lý hạt nhân tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Đức tại Hamburg, đồng thời là cộng tác viên của CERN cho biết việc cắt đứt quan hệ với Nga cũng sẽ là một bước lùi cho nghiên cứu khoa học.
CERN dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với Viện Nghiên cứu Hạt nhân Liên hợp (JINR), một trung tâm nghiên cứu liên chính phủ gần Moscow, nơi điều hành một máy gia tốc hạt nhỏ hơn. Tổ chức này khẳng định rằng thỏa thuận với JINR là độc lập và không liên quan đến thỏa thuận với chính phủ Nga. Tuy nhiên, quyết định này vẫn vấp phải chỉ trích từ Ukraine, quốc gia đang là thành viên liên kết của CERN.