Thực tế quan hệ và lợi ích Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ với người Kurd ở Syria

VietTimes -- Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày vừa qua đã pháo kích vào các khu vực của người Kurd ở vùng Azaz (người Kurd có hai binh sĩ thiệt mạng, 9 người bị thương)  Ngày 13.02.2016, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục pháo kích vào trận địa của quân đội Syria ở Latakia.
Phân bổ lực lượng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên biên giới Syria
Phân bổ lực lượng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên biên giới Syria

Quân đội Syria cũng đáp trả bằng những loạt pháo kích vào trận địa của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bên kia biên giới. Trên thực tế cả hai bên đang đứng trên miệng vực thẳm của các hoạt động quân sự dẫn đến chiến tranh.

Tình huống ở biên giới Syria bắt đầu gây lo lắng dữ dội cho Washington, Mỹ đang cố gắng nỗ lực giảm nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh Kurd – Thổ Nhĩ Kỳ, do nếu chiến cuộc bùng nổ thật sự, thì thỏa thuận đạt được ở Munich mà Nhà Trắng với người được giao trọng trách này là ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải nỗ lực ghê gớm mới có được có thể sẽ bị vô hiệu hóa.

Tất nhiên, một cuộc chiến tranh lớn không phải là không thể tránh khỏi, nhưng nguy cơ xảy ra chiến sự thì đã rất rõ ràng. Cùng chiều ngày 13.02.2016, Thủ tướng Nga Medvedev, trong bài phát biểu của mình có đề cập đến một cuộc chiến tranh lớn, có nguy cơ kéo dài cho thấy các nhà chính trị đã hiểu rằng: tình huống hoàn toàn có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và quyết định vấn đề Syria sẽ chuyền vào tay các nhà quân sự.

Mặc dù cuộc pháo kích đầy tình huống đến những khả năng bùng phát chiến tranh dọc biên giới Syria, Washington ban đầu kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt các cuộc pháo kích vào địa bàn của người Kurd, nhưng sang ngày 14.02.2016 lại kêu gọi người Kurd không chiếm thêm vùng đất nào nữa, dù người Kurd Syria đang chiến đấu trên lãnh thổ Syria.

Với người Kurd, Mỹ dễ dàng đi đến thỏa thuận hơn là với tổng thống Erdogan, Nhà Trắng vẫn tiếp tục cố gắng ngồi cùng lúc trên hai chiếc ghế, dù ông Erdogan đang nỗ lực ép buộc Washington quyết định đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Trên truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện thông tin cho rằng, đại sứ Mỹ ở Ankara cố gắng đề nghị ông Erdogan không công bố những mâu thuẫn hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd trên các phương tiên thông tin quốc tế, nhưng bộ máy lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ, trong khi đó Washington công khai tuyên bố, quan điểm của Mỹ đối với việc hỗ trợ và công nhận các quan điểm của người Kurd vẫn không thay đổi, đây là điều mà ông Erdogan hoàn toàn không muốn nghe.

Là thành viên của NATO và đồng minh của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rất rõ những gì mà Nhà Trắng đã thực hiện từ Đông Timo qua Nam Tư đến “Mùa xuân Ả rập”, cũng như những ý định ban đầu đối với Syria và lực lượng người Kurd. Ankara nghi nghờ Washing ton đang sử dụng chiều bài giải pháp hòa bình ở Trung Đông để che đậy việc hiện thực hóa những kế hoạch xây dựng một nhà nước người Kurd độc lập (Greater Kurdish), được hình thành từ những lãnh thổ có người Kurd sinh sống, tất nhiên bao gồm cả vùng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Sơ đồ hình thành kề hoạch xây dựng Đại Trung Đông mới của các chính khách và nhà tư tưởng Mỹ, tính từ năm 2007. Kế hoạch này đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ không chỉ một nước ở Trung Đông hiện nay.

Chính vì mối lo ngại then chốt này mà Ankra cố gắng bằng mọi giá lôi kéo NATO vào cuộc xung đột và hơn hết là một cuộc chiến với nước Nga, sử dụng lực lượng cực đoan để sớm tạo thành vùng đệm dọc biên giới do người Turkmen quản lý và lật đổ chính quyền ông Assad nhằm chia xẻ đất nước Syria, không hình thành căn cứ địa cho lực lượng đảng Công nhân người Kurd.

Với một lực lượng liên minh Ả rập Xê út và Thổ Nhĩ Kỳ, chắc chắn không tạo ra được một lợi thế cho lực lượng Hồi giáo cực đoan do Ankara ủng hộ. Thổ Nhĩ Kỳ chỉ muốn đạt được mục tiêu quan trọng nhất, đưa lực lượng Mỹ, NATO vào tham gia chiến trường Syria để dễ bề thực hiện ý đồ của mình. Đây cũng chính là ẩn ý mà thủ tướng Nga Medvedev đề cập đến trong bài phát biểu của mình chiều ngày 13.02.2016.

TTB