Cho dù chiến dịch “Cành Oliu” của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến nhiều lãnh đạo Iran lo ngại, nhưng Iran đã nhanh chóng im lặng đồng tình và sau đó là tiếp tục hợp tác với Thổ ở Syria. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự tham gia của hai nước trong Đại hội dân tộc Syria ở Sochia và sự đồng tình của hai nước trong việc tiếp tục giữ vững sự thống nhất lãnh thổ của Syria.
Đại hội Sochi cũng đã loại bỏ được câu hỏi về tương lai của Assad, điều không thể đạt được nếu như không có sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó sự im lặng ưng thuận của Iran là kết quả của việc Thổ có thể làm trấn áp hai nỗi lo lắng chính của Iran: sự chia rẽ của Syria và việc Assad mất quyền lực.
Cho dù việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công Syria và ủng hộ phe đối lập ở nước này vẫn là một mối quan tâm chính đáng của Syria vì nước này coi sự chấp thuận của Nga và Iran có thể sẽ khiến những lực lượng này hiện diện lâu dài ở Syria, nhưng một nhận thức chung mới đạt được tại Sochi đã một lần nữa cho thấy việc đảm bảo cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria là mục tiêu của các cuộc đối thoại này.
Quan trọng là trong ý tưởng về việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Syria còn ngầm ẩn chứa ý tưởng tái thiết lập chủ quyền Syria đối với các khu vực vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Syria. Và những khu vực này bao gồm cả những nơi mà Thổ Nhĩ Kỳ đang hiện diện quân sự và đang bận đánh đuổi người Kurd.
Mặc dù những điều này cùng với sự nối lại quan hệ của Nga đã trực tiếp giúp làm yên ổn các lời cảnh báo mạnh mẽ và lớn tiếng của Syria đối với Thổ Nhĩ Kỳ, những bước đi này cũng khiến sự phản đối của Iran đối với hành vi xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ mang nhiều sắc thái hơn.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng Iran cũng chia sẻ mối lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Kurd và việc Mỹ định thiết lập lực lượng 30.000 quân chủ yếu gồm người Kurd. Lực lượng này có thể đe dọa lợi ích của cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
Và trong khi Syria có lịch sử hợp tác lâu dài với người Kurd, dẫn chứng là việc lãnh đạo Đảng công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ (PKK) Abdullah Ocalan đã ở Syria suốt 15 năm trước khi bị bắt ở Nairobi vào tháng 2/1999, điều này có thể đã thay đổi. Cuộc xung đột đang tiếp diễn đã làm thay đổi đáng kể những tính toán trong khu vực trước cuộc chiến.
Syria, cùng với Iran dường như đã nhận ra rằng một bên là ủng hộ PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ trước cuộc chiến, nhưng một bên nặng hơn là cho phép PKK hiện nay thành lập một khu vực lãnh thổ bán độc lập bên trong Syria. Ván bài giờ đây đã thay đổi.
Nhân tố Mỹ
Mặc dù những điều trên lý giải sự song trùng lợi ích gần đây giữa các đối thủ cạnh tranh trước đây trong khu vực, nhưng sự im lặng đồng thuận của Iran cũng là kết quả của nhu cầu chiến thắng một đồng minh NATO và sau đó làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc làm tổn thương lợi ích của Iran.
Câu hỏi mà các nhà hoạch định chính sách của Iran chú ý tới là: liệu chiến lược chống Iran của Mỹ có hiệu quả không nếu quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên thù địch? Điều này có nghĩa là sự suy thoái trong quan hệ Mỹ- Thổ dường như đang có lợi cho Iran, và bằng cách im lặng đồng ý cho Thổ tấn công Syria, Iran đã khiến tình trạng quan hệ Mỹ - Thổ ngày càng xấu hơn và dễ biến thành khủng hoảng quan hệ thực sự.
Nhiều người tự hỏi tại sao cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Kurd lại có lợi cho Iran. Đó là bằng cách tấn công người Kurd, Thổ đã phá hoại sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở Syria. Giờ đây, cho dù sự hiện diện lâu dài của Mỹ sẽ bảo đảm an ninh cho người Kurd, điều mà Ankara rất không mong muốn, nó cũng có nghĩa là Mỹ bắt đầu chiến dịch hạn chế sự hiện diện và ảnh hưởng của Iran ở Syria, do đó, Iran đã im lặng đồng ý cho Thổ tấn công người Kurd.
Hiện tại gần như chắc chắn là mấu chốt chiến lược mới của Mỹ ở Syria thời kỳ hậu là ngăn chặn Iran. Trên thực tế, mới đây Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson được cho là đã xác định sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria chủ yếu nhằm chống lại ảnh hưởng của Iran ở đất nước này. Như vậy, một khi Iran đã nhận thức đầy đủ về kế hoạch mới này, nước này chắc chắn đang muốn bảo vệ các kết quả chiến lược, đánh bại các kế hoạch thù địch của Mỹ.
Trong bối cảnh này, hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào liên minh cùng Iran và Nga là một tình huống đôi bên cùng có lợi cho Tehran. Sự im lặng đồng thuận của Iran, theo tính toán của các nhà hoạch định chính sách nước này, có thể mang lại hai kết quả: (1) nó sẽ làm suy yếu khả năng ảnh hưởng của Mỹ ở Syria, và (2) nó sẽ dọn đường cho việc ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ủng hộ phe đối lập ở Syria. Cho dù phe đối lập đã được vô hiệu hóa, các nhóm này vẫn gây phiền toái mà Syria và Iran sau này sẽ phải giải quyết khi thiết lập khung thể chế và chính trị mới cho đất nước.
Do đó, không sai khi nói rằng bằng cách thay đổi chính sách trước đây với người Kurd, Iran và Syria đã mở rộng cánh tay ôm lấy Thổ Nhĩ Kỳ và lợi dụng sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ- Thổ. Trong bối cảnh này, cũng không sai khi nói rằng lý do cơ bản khiến Iran ngấm ngầm ưng thuận là mang tính chiến lược, có thể trở thành nhân tố chủ chốt trong tính toán chiến lược mới trong khu vực giữa Iran, Nga và Thổ.