Điều này là do thực tế rằng vào ngày 30/1, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo về việc các máy bay tiêm kích-ném bom Su-34 của Nga đã vi phạm không phận của đất nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cảnh báo Matxcơva rằng, Nga sẽ phải chịu hậu quả nếu tiếp tục vi phạm không phận của nước này.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không nói chi tiết về những hậu quả, tuy nhiên lời tuyên bố của ông Erdogan cho thấy rõ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ lại sẵn sàng bắn hạ máy bay Nga. Đối với Matxcơva đó là tin xấu nhất trong năm nay. Với thái độ như vậy của Erdogan không thể loại trừ kịch bản tồi tệ nhất. Nghĩa là sự tham gia của Liên bang Nga trong cuộc xung đột quân sự ở Syria có thể leo thang thành cuộc đụng độ quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ. Có nghĩa là cả với các nước NATO khác.
Matxcơva cho rằng, bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Erdogan về việc máy bay Nga dường như vi phạm không phận nước này là một hành động khiêu khích. Bộ Quốc phòng Nga gọi đó là hành động "tuyên truyền vô căn cứ". Trong khi đó, Lầu Năm Góc ủng hộ lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số chính trị gia Nga vội vàng rút ra kết luận rằng, ban lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có ý định sử dụng "cuộc xung đột giả tạo" liên quan đến Su-34 như một cái cớ để "tổ chức cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ". Nhưng, điều đó chỉ đúng một phần. Diễn biến tình hình ở Syria cho thấy rằng, mối đe dọa trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nga và sự hỗ trợ cho lập trường này từ phía Hoa Kỳ và NATO có liên quan đến những thắng lợi của quân đội Bashar Assad và dân quân người Kurd trong cuộc chiến chống lại phiến quân.
Quân đội Syria đang hoạt động ngày càng tích cực, do đó các nước thuộc liên minh do Washington dẫn đầu không thể mở đầu "chiến dịch giải phóng" của họ ở miền đông Syria. Hoạt động tích cực và những thành công của lực lượng dân quân người Kurd dọc theo đường biên giới phía Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn đến việc Ankara sẽ mất đi khả năng hỗ trợ cho các chiến binh đang chiến đấu tại Syria. Trong bối cảnh này, các khu vực có người Kurd có thể thống nhất lại thành một vùng lãnh thổ với hai thành phố chính Afrin và Hasakah.
Hiện nay, điều đó không thể xảy ra bởi vì trên biên giới phía bắc của Syria có những cứ điểm của chiến binh "Nhà nước Hồi giáo" và các nhóm khủng bố khác, cũng như các đơn vị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay Nga cố gắng tùy theo khả năng không ném bom xuống các cơ sở gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, xét theo mọi việc, có những vụ không kích vào các khu vực, nơi "cố thủ" quân đội chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Và điều đó chọc giận Ankara và các đồng minh NATO nhiều hơn cả. Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, vào ngày 29/1 vừa qua, các máy bay Nga đã không kích các cứ điểm của phiến quân gần thị trấn Harim ở tỉnh Idlib (cách biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 300 mét).
Theo Sputnik