Từ đây, Tòa án quốc Tế tại Hague hôm 29-10 tuyên bố họ có đủ thẩm quyền để xem xét vụ kiện biển Đông của Philippines.
Thay vào đó, tòa án cho rằng vụ kiện trên phản ánh “tranh chấp giữa hai quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công Ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển” – một vấn đề liên quan đến thẩm quyền của tòa án Hague.
Dù vậy, Tòa án Hague nhấn mạnh rằng phán quyết hôm 29-10 vẫn chưa thể đi đúng vào tâm điểm của vụ kiện Manila. Một phiên tòa kín sẽ diễn ra tại Hague và phán quyết cuối cùng có thể sẽ phải đợi đến năm sau.
Manila cho rằng hoàn toàn hợp lý khi sử dụng Công ước quốc tế về luật biển của Liên Hiệp Quốc (Philippines và Trung Quốc tham gia) để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển.
Trung Quốc đã nhiều lần từ chối tham gia tiến trình này và cho rằng tòa án quốc tế có lịch sử hơn 100 năm tuổi tại Hague không có thẩm quyền đối với vụ kiện trên.
Tham vọng của Bắc Kinh là độc chiếm toàn bộ biển Đông - tuyến đường biển huyết mạch, nơi vận chuyển 1/3 lượng dầu thế giới.
Trong một tranh chấp giữa hải quân Trung Quốc và Philippines năm 2012, Bắc Kinh đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough - ngư trường có lượng hải sản dồi dào nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trung Quốc cũng không ngừng bồi lấp trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông.
Theo Tuổi trẻ