Tên lửa hành trình kiểu mới của Trung Quốc đã vượt sức mạnh tên lửa Tomahawk Mỹ?

VietTimes -- Sự tiến bộ của Trung Quốc đã chứng minh tại sao Lầu Năm Góc phải thúc đẩy chiến lược "triệt tiêu lần thứ ba" để bảo đảm tiếp tục duy trì ưu thế dẫn trước đối với kẻ thù tiềm tàng.
Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 19/8 đăng bài viết "Trung Quốc chuẩn bị tốt chế tạo tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng sát thương to lớn?" của tác giả Dave Majumdar.

Bài viết cho rằng mặc dù tên lửa hành trình Kalibr của Nga vẫn thu hút sự chú ý của dư luận ở Syria, nhưng ở một khu vực khác trên Trái đất, Quân đội Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí tấn công chính xác tầm xa tiên tiến.

Trên thực tế, các nhà thiết kế Trung Quốc hy vọng phát triển một dòng tên lửa hành trình kiểu mô đun, khả năng có thể sánh ngang với tên lửa hành trình Tomahawk Block IV của Hải quân Mỹ.

Tên lửa này sẽ có rất nhiều tính năng tiên tiến, bao gồm khả năng định vị lại khi bay.

Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Vương Trường Thanh, chủ nhiệm Ban thiết kế, Viện nghiên cứu 3, Tập đoàn khoa học công nghệ hàng không Trung Quốc cho biết: "Tên lửa hành trình của chúng tôi sẽ có thông minh nhân tạo và khả năng tự điều khiển rất cao.

Điều này sẽ làm cho người chỉ huy có thể kiểm soát tên lửa theo thời gian thực hoặc áp dụng mô hình dẫn đường tự động, thậm chí có thể tăng mục tiêu tấn công cho tên lửa khi đang bay".

Nhưng, Trung Quốc hoàn toàn không thỏa mãn với phát triển một loại biến thể của tên lửa hành trình thế hệ mới.

Tên lửa mới sẽ được phát triển thành vũ khí kiểu mô đun, có thể tiến hành chế tạo tùy theo nhu cầu sử dụng, tức là các biến thể khác nhau sử dụng cho các loại nhiệm vụ khác nhau.

Vương Trường Thanh cho biết: "Chúng tôi đang nghiên cứu phát triển phương thức 'chế tạo ra là xài được' trong kế hoạch nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình mới giúp cho người chỉ huy quân sự căn cứ vào môi trường chiến đấu và yêu cầu cụ thể của họ để đặt hàng chế tạo tên lửa".

Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Tờ Nhật báo Trung Quốc dẫn lời một nhà nghiên cứu cấp cao Trung Quốc cho biết Trung Quốc hy vọng cách làm mới sẽ có lợi cho giảm chi phí nghiên cứu phát triển vũ khí, đồng thời giảm chi phí bảo dưỡng, hơn nữa còn có thể giúp cho Quân đội Trung Quốc sử dụng linh hoạt hơn vũ khí này.

Nhà nghiên cứu này cho biết: "Nhìn vào phương diện thiết kế của tên lửa thế hệ mới, đây là một phương pháp có triển vọng, nhưng chúng tôi cũng cần xem xét tính phức tạp về công nghệ và chi phí sản xuất".

Bắc Kinh đang nỗ lực có được khả năng tấn công tầm xa dẫn đường chính xác rất tiên tiến (ít nhất tương đương với thành quả nghiên cứu phát triển của Mỹ), điều này không gây ngạc nhiên.

Quân đội Trung Quốc đã sở hữu một loạt tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tiên tiến, hoặc đã trang bị hoặc đang trong quá trình phát triển, nổi bật nhất là các tên lửa Đông Phong-21D, Đông Phong-26 và Đông Hải-10 (Đông Phong-10A).

Trên thực tế, mặc dù các tên lửa đạn đạo như Đông Phong-26 thường thu hút sự quan tâm của đa số người, nhưng tên lửa hành trình có thể giúp cho Bắc Kinh có khả năng tấn công tầm xa mạnh và có hiệu quả.

Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Nhà phân tích Peter Singh và Jefferey Linn có bài viết trên tờ nguyệt san Popular Mechanics cho rằng: "Tên lửa hành trình của Trung Quốc là vũ khí tàng hình và sát thường nhất mà Quân đội Trung Quốc sở hữu.

So với tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình có vài ưu điểm: chúng có thể tiến hành điều chỉnh khi bay dựa trên sự thay đổi của chiến trường, độ cao bay tương đối thấp của chúng giúp cho chúng tránh được radar phòng không, động cơ phản lực cánh quạt hiệu suất cao làm cho tên lửa hành trình nhẹ hơn, rẻ hơn so với tên lửa đạn đạo".

Mặc dù tên lửa Đông Hải-10 được cho là đã có sức chiến đấu tương tự tên lửa Tomahawk hoặc tên lửa hành trình phóng từ trên không thông thường AGM-86C/D của Không quân Mỹ, nhưng tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc rất có khả năng đạt hoặc vượt sức chiến đấu của tên lửa hành trình Tomahawk Block IV mới nhất.

Vì vậy, Lầu Năm Góc sẽ buộc phải đầu tư vào khả năng phòng thủ để đối phó với những vũ khí này, tiếp tục phát triển sản phẩm tiếp theo của tên lửa hành trình phóng từ trên không kiểu thông thường và tên lửa hành trình Tomahawk.

Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Tên lửa hành trình Đông Hải-10 (Đông Phong-10A) của Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Điều quan trọng hơn là sự tiến bộ của Trung Quốc đã chứng minh tại sao Lầu Năm Góc phải thúc đẩy chiến lược "triệt tiêu lần thứ ba" để bảo đảm tiếp tục duy trì ưu thế dẫn trước đối với kẻ thù tiềm tàng.

Rất rõ ràng, đối thủ thách thức tiềm tàng của Mỹ đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ mà Quân đội Mỹ hầu như độc chiếm trong các cuộc chiến tranh hiện đại sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.