Tàu sân bay Mỹ không “ngán” Bastion-P, S-400 của Nga hay bất cứ tên lửa nào của Trung Quốc

VietTimes -- Tên lửa Đông Phong-21D và Đông Phong-26 của Trung Quốc, tên lửa Bastion-P của Nga không phải là "thành trì" không thể vượt qua, khu vực bảo vệ của S-400 và HQ-9 cũng không phải là vùng cấm.
Binh Sỹ trên tàu sân bay Hải quân Mỹ. Ảnh: nationalinterest
Binh Sỹ trên tàu sân bay Hải quân Mỹ. Ảnh: nationalinterest

Tờ nguyệt san The National Interest Mỹ ngày 29/8 đăng bài viết "Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ John Richardson cho biết tàu sân bay Mỹ có thể chiến đấu ở khu vực chống can thiệp/chống tiếp cận" của tác giả Dave Majumdar.

Bài viết cho rằng Hải quân Mỹ có lòng tin tuyệt đối đối với việc tàu sân bay và liên đội máy bay tàu sân bay có khả năng cất cánh và tác chiến ở khu vực "chống can thiệp/chống tiếp cận" (A2/AD).

Nga và Trung Quốc (còn có Iran, nhưng quy mô khá nhỏ) luôn tìm cách phát triển hệ thống phòng không, phòng thủ và chống hạm với nhiều tầng, làm cho Hải quân Mỹ khó tiếp cận hơn tuyến đường bờ biển của họ.

Đối với tầng lớp lãnh đạo của Hải quân Mỹ, đến nay, khái niệm A2/AD đã tồn tại từ khi loài người bắt đầu sử dụng những hòn đá, ngọn giáo để đánh trận.

Cùng với sự thay đổi của thời gian và tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi bao quát và tính sát thương của công nghệ A2/AD cũng được tăng cường.

Những hòn đá và ngọn giáo sau này đã được thay thế bằng cung tên, súng trường và đại pháo. Sự xuất hiện của tên lửa hành trình chống hạm tầm xa và tên lửa đạn đạo chỉ là một sự tiến hóa công nghệ tiếp theo của A2/AD.

Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Khi trả lời phỏng vấn ở Văn phòng Lầu Năm Góc vào ngày 22/8, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho biết: "Đây là một thách thức mới.

Loại khả năng A2/AD này đương nhiên là một trong những mục tiêu của mối số đối thủ cạnh tranh của chúng tôi, nhưng có thực hiện được mục tiêu này hay không lại là một chuyện khác, tình hình sẽ phức tạp hơn nhiều".

Trên thực tế, rất nhiều nhà lãnh đạo hải quân, trong đó có DeWolfe Miller, người phụ trách lực lượng không chiến của Hải quân Mỹ cho biết bất kể hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D hay Đông Phong-26 của Trung Quốc hay hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm Bastion-P của Nga, khu vực chống can thiệp của chúng hoàn toàn không phải là lá chắn không thể vượt qua.

Các hệ thống phòng không như S-400 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc cũng không thể làm cho khu vực bảo vệ của chúng trở thành vùng cấm của lực lượng đường không trên tàu sân bay.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-26 Trung Quốc. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-26 Trung Quốc. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc

Khi được hỏi về lòng tin vào khả năng tàu sân bay và lực lượng máy bay trên tàu Mỹ có thể tác chiến ở khu vực A2/AD, Đô đốc John Richardson khẳng định: "Đúng, có lòng tin". Nhưng do nhu cầu đảm bảo an toàn, ông không nói rõ cụ thể cơ sở của lòng tin này.

"Đây thực sự là một khả năng tác chiến tổng thể, nhưng tôi thực sự cảm thấy chúng tôi bàn luận công khai về những việc này đã quá nhiều, cho nên tôi hy vọng thận trọng một chút khi bàn đến phương diện này, tránh để bất cứ đối thủ cạnh tranh nào được lợi từ đó".

Trả lời phỏng vấn của tờ The National Interest, DeWolfe Miller, người phụ trách lực lượng không chiến của Hải quân Mỹ đã bác bỏ một trong những chỉ trích chủ yếu nhằm vào lực lượng không quân Hải quân Mỹ hiện nay: Đó chính là có người cho rằng từ sau khi máy bay tấn công A-6 Intruder và máy bay tiếp dầu KA-6 nghỉ hưu, khả năng triển khai của lực lượng không quân Hải quân Mỹ đã co lại rất lớn.

Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc

DeWolfe Miller nói: "Tôi cho rằng, phạm vi tấn công hoặc khả năng tập kích của cụm tấn công tàu sân bay thực sự lớn hơn trước đây. Hơn nữa, anh nhìn xem, khả năng tấn công chính xác hiện nay của chúng ta đã tăng lên rất nhiều so với khi chúng ta bắt đầu sử dụng máy bay tấn công A-6 và A-7".

DeWolfe Miller cho rằng khả năng của lực lượng không chiến được tăng cường là do sự phát triển của công nghệ mới như thiết bị ngắm chuẩn sau cải tiến, vũ khí tầm xa mới và hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không tổng hợp hải quân (NIFC-CA).

Hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không tổng hợp hải quân (NIFC-CA) thế hệ thứ nhất đã triển khai. Hệ thống này có thể giúp cho bất cứ cá thể nào của cụm tấn công tàu sân bay trở thành công cụ do thám hoặc vũ khí tấn công của nhau.

Vì vậy, một chiếc máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler có thể truyền dữ liệu mục tiêu cho một chiếc máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet. Máy bay F/A-18 căn cứ vào những dữ liệu liên quan để bắn tên lửa tiêu diệt mục tiêu.

Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp tàng hình F-35C hạ cánh trên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz (ảnh tư liệu)
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp tàng hình F-35C hạ cánh trên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz (ảnh tư liệu)

DeWolfe Miller cho biết tàu USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay đầu tiên trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực phòng không tổng hợp hải quân (NIFC-CA) phiên bản ban đầu. Một chiếc tàu sân bay khác cũng sẽ nhanh chóng trang bị hệ thống mạng tác chiến này.

Tuy nhiên, mặc dù DeWolfe Miller và John Richardson rất hài lòng với khả năng hiện có của lực lượng đường không tàu sân bay, nhưng vẫn trông đợi vào sự gia nhập của máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35C và máy bay tiếp dầu không người lái MQ-25 Stingray. Chúng sẽ tăng cường rất lớn khả năng tấn công của tàu sân bay Mỹ.