Tàu ngầm AS-31 Losharik - nỗi hoang mang của Hải quân Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Cho đến nay, tàu ngầm AS-31 Losharik của Nga vẫn được giữ bí mật tối đa, cho nên nó càng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận.
Tàu ngầm AS-31 Losharik của Nga (Ảnh: Covert Shores)
Tàu ngầm AS-31 Losharik của Nga (Ảnh: Covert Shores)

Mỹ đánh giá rất cao tàu ngầm lặn sâu AS-31 Losharik của Nga. Độ sâu tối đa mà tàu ngầm AS-31 có thể lặn lớn gấp 3 lần so với độ sâu của tàu ngầm Los Angeles của Mỹ. Năm 2012, Hải quân Nga thử nghiệm tàu ngầm AS-31 ở độ sâu từ 2 đến 2,5km. Trong khi tàu ngầm Los Angeles của Hải quân Mỹ chỉ lặn được ở độ sâu 1 km.

Nhờ có cấu tạo đặc biệt mà tàu ngầm AS-31 Losharik có được những tính năng vượt trội như vậy. Thân tàu được thiết kế bằng 7 quả cầu titan – đây cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng chống chịu của tàu, chức năng của tàu ngầm AS-31 là hoạt động dưới đáy sâu của đại dương. Theo nhận định của giới chuyên gia, nhờ có đặc tính nhẹ và cứng của titan, nên tàu ngầm Losharik có thể chịu được áp suất lớn của nước. Sở dĩ tàu ngầm AS-31 mang tên Losharik, là bởi vì hình dạng bên ngoài của tàu rất giống một nhân vật trong phim hoạt hình cùng tên: một kị binh được ghép từ những quả cầu nhỏ.

Tàu ngầm AS-31 Losharik thuộc dự án 210, được khởi đóng vào năm 1988. Do thiếu kinh phí, mãi tới 2003 dự án mới được khởi động. Tàu ngầm AS-31 là tàu ngầm do thám, truyền thông phương Tây rất không bằng lòng vì được cung cấp quá ít thông tin về vũ khí này. Tàu ngầm AS-31 sẽ đảm nhiệm những trọng trách đặc biệt và không trang bị vũ khí.

AS-31 là tàu ngầm loại nhỏ, có chiều dài gần 60m, lượng choán nước 2.100 tấn. Trong khi lượng choán nước của tàu ngầm Ohio của Mỹ là 18.750 tấn, của tàu ngầm Belgorod của Nga là 17.000 tấn. Dư luận thế giới chỉ biết đồn đoán và đưa ra những giả thiết khác nhau về chức năng và nhiệm vụ của tàu ngầm AS-31 Losharik. Có thông tin cho rằng tàu ngầm AS-31 được sử dụng để tiếp cận các tuyến cáp quang Internet nằm dưới đáy đại dương. Tuyến cáp quang rất dễ bị tổn thương, một dây cáp bị đứt có thể dẫn đến gián đoạn thông tin nghiêm trọng, để khai thác thông tin từ tuyến cáp quang đó phải cần đến những thiết bị chuyên dụng.

Năm 2019 trên tàu ngầm AS-31 xảy ra hỏa hoạn, từ đó đến nay tàu được đưa vào sửa chữa và sẽ trở lại hoạt động vào năm 2025. Khi xảy ra hỏa hoạn, tàu AS-31 đang tiến hành đo đạc đáy biển trên vùng lãnh hải của Nga. Được biết, đám cháy bùng phát sau một tiếng nổ lớn trong khoang ắc quy của tàu, thời điểm xảy ra hỏa hoạn, tàu đang ở độ sâu 300 m. Trong số 25 thủy thủ có 14 người hy sinh (điều đáng chú ý là các thủy thủ đều là những sĩ quan). Các chuyên gia phương Tây lưu ý rằng: trong 14 sĩ quan của tàu AS-31 thiệt mạng thì có 7 người là sĩ quan cấp tá, điều này càng khiến dư luận nghi ngờ rằng nhiệm vụ mà tàu ngầm AS-31 đang tiến hành là rất nguy hiểm và quan trọng.

Theo AIF.RU