Tân Hoa Xã: Mỹ có pháo điện từ, bắn thủng thép dày, sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến

VietTimes -- Tân Hoa xã ngày 29/5 dẫn trang mạng Nhật báo Phố Wall ngày 27/5 cho rằng pháo ray điện không cần thuốc nổ. So với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, pháo ray điện có tiềm năng lấy giá rẻ hơn để tiêu diệt nhiều hơn tên lửa của đối phương trên bầu trời.
Pháo ray điện do Công ty BAE Systems chế tạo cho tàu khu trục DDG 1000. Nguồn ảnh: Internet.
Pháo ray điện do Công ty BAE Systems chế tạo cho tàu khu trục DDG 1000. Nguồn ảnh: Internet.

Pháo ray điện là một loại vũ khí sát thương mới, có thân đạn nặng 25 pound (khoảng 11 kg), xuyên thấu thép tấm bảy lớp và để lại lỗ thủng đường kính 5 tấc Anh (khoảng 13 cm).

Loại vũ khí này có động lực đến từ đường ray điện từ. Đường ray điện từ giúp cho đạn tăng tốc đến mức khó tin. Những người ủng hộ cho rằng, đây là một loại “sao băng” chiến trường, uy lực của nó sẽ có một ngày làm thay đổi chiến lược quân sự, đồng thời giúp cho Mỹ đi trước vũ khí Nga và Trung Quốc.

Trong các loại súng pháo thông thường, đạn được đốt cháy bằng thuốc nổ và bắt đầu giảm tốc từ thời khắc bắn ra. Trong khi đó thân đạn của pháo ray điện sẽ tăng tốc trong quá trình hành tiến ở nòng pháo 32 thước Anh (khoảng 9,75 m), đồng thời vọt ra khỏi nòng pháo với tốc độ 4.500 dặm Anh (khoảng 7.242 km)/giờ, tức là mỗi giây vượt qua được 1 dặm Anh. 

Cục trưởng Cục Nghiên cứu Hải quân Mỹ, Đô đốc Matt Winter cho biết: "Loại vũ khí này sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến của chúng tôi".

Hải quân Mỹ nghiên cứu chế tạo pháo ray điện là muốn biến nó thành một loại vũ khí tấn công hiệu quả dùng để xuyên thủng tàu chiến, phá hủy xe tăng và san bằng nơi đóng quân của các tổ chức khủng bố. 

Loại hệ thống vũ khí này đã gây chú ý cho quan chức cấp cao nhất của Lầu Năm Góc. Điều gây quan tâm cho các quan chức này là, so với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, pháo ray điện giá rẻ hơn có tiềm năng phá hủy nhiều tên lửa hơn của quân địch trên bầu trời.

Pháo điện từ mới nhất của Hải quân Mỹ sẽ trang bị cho tàu chiến. Tàu khu trục DDG 1000 thứ ba sẽ trang bị loại pháo này. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.
Pháo điện từ mới nhất của Hải quân Mỹ.

Thách thức tương lai của Quân đội Mỹ là duy trì phạm vi hoạt động toàn cầu trong tình hình số lượng tàu chiến và quân số lực lượng mặt đất Mỹ bị cắt giảm.

Chi tiêu không ngừng tăng lên và ngân sách cố định khiến cho Quân đội Mỹ khó khăn hơn trong việc duy trì lượng lớn binh lực ở các khu vực thích hợp để ngăn chặn xâm lược.

Các cuộc thử nghiệm pháo điện từ (bắn viên đạn đi xa 200 km, tốc độ bay hơn 7.000 km/giờ) đã diễn ra thành công, Lầu Năm Góc dự kiến triển khai loại pháo này trên tàu chiến bố trí ở các điểm nóng như Biển Đông, biển Baltic.

Theo Wall Street Journal (ngày 27/5)

Một trong những người thúc đẩy chính của pháo ray điện, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Walker cho biết: "Không thể tưởng tượng trong tương lai chúng tôi sẽ tái triển khai lực lượng quân sự như thời kỳ Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Nhưng, tôi có thể tưởng tượng có một cụm pháo ray điện, chúng giá thành rẻ, nhưng lại có giá trị răn đe to lớn. Chúng sẽ có lời hơn so với hầu như bất cứ vũ khí nào như máy bay, tên lửa, xe tăng". 

Trước khi chuẩn bị đưa ra chiến trường, pháo ray điện còn đối mặt với rất nhiều trở ngại kỹ thuật, ngoài ra, các nhà quyết sách cũng buộc phải cân nhắc lợi hại địa-chính trị. 

Trung Quốc và Nga coi pháo ray điện và những tiến triển khác về phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhân tố làm đảo lộn thế cân bằng của thế giới, bởi vì, điều này sẽ làm cho kho tên lửa của họ mất đi tác dụng.

Pháo điện từ mới nhất của Hải quân Mỹ sẽ trang bị cho tàu chiến. Tàu khu trục DDG 1000 thứ ba sẽ trang bị loại pháo này. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.
Pháo điện từ mới nhất của Hải quân Mỹ sẽ trang bị cho tàu chiến. Tàu khu trục DDG 1000 thứ ba và các tàu chiến mới của Mỹ sẽ trang bị loại pháo này. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.

10 năm trước, Hải quân Mỹ bắt đầu nỗ lực cho nghiên cứu phát triển pháo ray điện, hơn nữa đã tiêu tốn trên 500 triệu USD. 

Văn phòng Năng lực chiến lược của Lầu Năm Góc sẽ đầu tư 800 triệu USD khác - đây là đầu tư mức lớn nhất của cơ quan này cho bất cứ chương trình nào - để phát triển khả năng phòng thủ của loại vũ khí này.

Một số quan chức bày tỏ lo ngại đối với việc công nghệ này đã chiếm quá nhiều nguồn lực và sự quan tâm. 

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, do bị kiềm chế bởi độ chính xác của vũ khí dùng thuốc nổ và tầm bắn hạn chế, vũ khí "pháo lớn" ngày càng ít được coi trọng. 

Tên lửa và máy bay chiến đấu phản lực trở thành kẻ thống trị của thập niên Chiến tranh Lạnh, xu thế này thúc đẩy các tàu chiến trang bị pháo lớn của hải quân nghỉ hưu. Pháo ray điện và thân đạn mới nghiên cứu phát triển của nó có thể đưa tàu chiến thế hệ mới quay trở lại đại dương. 

Giám đốc điều hành Công ty BAE Systems, công ty phát triển pháo ray điện, ông Jerry DeMuro cho biết: "Một phần nguyên nhân chúng tôi rời xa pháo lớn là thực hiện nhân tố hóa học và vật lý học của tầm bắn, trong khi đó, pháo ray điện có thể tạo ra hỏa lực siêu xa trong tình hình không cần tác dụng hóa học".

Tầm bắn của pháo cỡ nòng 6 tấc Anh hiện nay của Hải quân là 16 dặm Anh, trong khi đó, pháo cỡ 16 dặm Anh của tàu chiến thời đại Chiến tranh thế giới thứ hai - sớm đã bị ngừng sử dụng - có thể tấn công khu vực ngoài 24 dặm Anh, đồng thời xuyên thủng bê tông cốt thép dày 30 thước Anh. 

Các quan chức cho biết, trong khi đó, tầm bắn của pháo ray điện là 125 dặm Anh, khả năng công phá gấp 5 lần so với pháo thông thường. 

Robert Walker cho biết: "Mỗi khi có thân đạn gào thét lao đi với tốc độ rất cao, động năng to lớn của loại thân đạn này rất đáng sợ. Những thứ có thể ngăn chặn nó không phải rất nhiều". 

Xem clip uy lực của pháo điện từ: