NATO sẽ tan rã? Xung đột Nga - Ukraine có chấm dứt? Hòa bình lập lại ở Trung Đông? Theo nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, đó là những câu hỏi được đặt ra nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
VietTimes – Mỹ đưa ra các hướng dẫn cấm các công ty nhận trợ cấp theo Đạo luật Khoa học và CHIPS đầu tư sản xuất ở nước ngoài. Quy định mới ngăn chặn TSMC, Samsung và SK Hynix mở rộng sản xuất hiện có ở Trung Quốc.
VietTimes – Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng do chiến tranh giữa Nga và Ukraine, các quan chức cấp cao của hai nước sẽ hội đàm tại Rome vào ngày 14/3.
VietTimes -- Sau khi vòng đàm phán mậu dịch Mỹ - Trung lần thứ 11 kết
thúc hôm 10.5, tuy cả hai bên đều bày tỏ sẽ sớm gặp lại nhau, nhưng cho đến nay
vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy vòng 12 sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào thời gian
nào. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuần trước có nhắc đến việc “sẽ sang
thăm Trung Quốc trong thời gian gần đây”, nhưng phía Trung Quốc đã lập tức phủ
nhận. Trong các ngày từ 17 đến 21.5, Tổng thống Donald Trump nhiều lần phát biểu
giảm nhẹ ảnh hưởng của cuộc chiến trả đũa thuế quan đối với kinh tế Mỹ, thậm
chí nói ông rất “vui vẻ đánh cuộc chiến tranh thương mại này”; cho rằng sự trả
đũa của Trung Quốc có thể khiến người Mỹ tiêu thêm một số tiền, nhưng dù như thế
thì việc tăng thuế cũng rất đáng.
VietTimes -- Quan hệ Trung - Mỹ tưởng như dịu đi sau khi cuộc chiến mậu dịch
có được 90 ngày “ngừng bắn” thì ngay đầu năm mới đã căng thẳng trở lại với việc
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành Đạo luật Sáng kiến tái bảo đảm Châu Á
2018 (Asia Reassurance Initiative Act 2018, ARIA) với nội dung tăng cường hỗ trợ, kể cả
bán vũ khí cho Đài Loan. Và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra
“Phương án Đài Loan” gồm 5 điểm thay thế cho Phương án “Giang [Trạch Dân] 8 điểm”
trước đây nhằm thực hiện thống nhất Đài Loan.
Sau gần 1 năm giằng co, sau vòng thứ 11 tại Washington hồi đầu
tháng 5, cuộc đàm phán mậu dịch Trung – Mỹ đã tạm thời kết thúc trong bế tắc,
cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước lập tức leo thang với những đòn trả đũa qua lại.
VietTimes -- Ngày 2/6, Văn phòng báo chí Quốc Vụ viện Trung Quốc tổ chức
họp báo công bố Sách Trắng về đàm phán mậu dịch Trung – Mỹ mang tên “Lập trường
của Trung Quốc về cuộc đàm phán kinh tế mậu dịch Trung – Mỹ”. Đây là Sách Trắng
thứ 2 được Trung Quốc công bố kể từ khi xảy ra cuộc chiến mậu dịch giữa hai nước
cách đây 1 năm.
VietTimes -- Cuộc chiến mậu dịch Trung – Mỹ liên tiếp leo thang ngày càng
gây tác động xấu đến kinh tế Trung Quốc: ngoài các công ty nước ngoài, các công
ty tư nhân Trung Quốc cũng tìm cách rời khỏi Trung Quốc; các nhà đầu tư chứng
khoán đua nhau tháo chạy... Các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF) điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng chậm lại.
VietTimes -- Ngày 2.6.2019, bất chấp ngày nghỉ cuối tuần, Văn phòng báo
chí Quốc Vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách trắng về đàm phán mậu dịch với Mỹ
mang tên “Lập trường của Trung Quốc về đàm phán kinh tế mậu dịch Trung – Mỹ” để
giành quyền chủ động dư luận, được coi là cao trào nhất của cuộc chiến dư luận
đối với bên ngoài, cũng có nghĩa là Trung Quốc đã bắt đầu giai đoạn phản công
thực chất. Trước đó, ngày 29.5, Nhân dân Nhật báo đã đăng bài đưa ra lời cảnh
cáo mạnh nhất đối với Mỹ “vật vị ngôn chi bất dự” (đừng trách là không báo trước).
Trong ngôn ngữ ngoại giao Trung Quốc thì cụm từ này hàm chứa lời cảnh cáo
nghiêm khắc nhất và chuẩn bị khai chiến. Ngoài ra 9 bài bình luận ký tên Trung
Thanh (Tiếng nói Trung Quốc) được xem là thông điệp cuối cùng, cho thấy Trung Quốc đã
lựa chọn kiên quyết giáng trả, leo thang toàn diện trong cuộc chiến dư luận cả trong và ngoài nước.
VietTimes -- Ngày 20.5.2019, sau 11 vòng đàm phán, cuộc đàm phán nhằm chấm
dứt cuộc xung đột về mậu dịch giữa Trung Quốc và Mỹ đã thất bại với việc kết
thúc mà không ký kết được một thỏa thuận chung (hiệp nghị) nhằm chấm dứt cuộc
chiến tranh thương mại khiến cả hai bên đều thiệt hại nặng nề. Hôm 19.5, ông
Donald Trump đã lên tiếng đổ lỗi cho Trung Quốc đã phá hoại hiệp nghị và còn chỉ
trích Trung Quốc “muốn tiếp quản toàn thế giới”. Phía Trung Quốc không ngần ngại
đáp trả... khiến cuộc khẩu chiến giữa hai bên ngày càng gay gắt.
VietTimes -- Mỹ nỗ lực vận động EU cấm cửa Huawei nhưng chỉ nhận được sự thờ ơ từ phía liên minh. Không có một lời tuyên bố chắc chắn nào về việc châu Âu sẽ chọn về phe Mỹ hay Trung trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này. Nhưng rõ ràng với điều kiện kinh tế hiện tại, dù EU có lo ngại với sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc thì vẫn khó lòng chiều theo chính sách “bảo hộ mậu dịch” của ông Donald Trump.
VietTimes –
Trong bối cảnh xung đột ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc và
Mỹ, hội nghị trực tuyến đánh giá về Hiệp định thương mại ban đầu dự kiến vào
ngày 15/8 được coi là một cơ hội hiếm có để hai bên tiếp xúc, nhưng đã không thể diễn ra...
VietTimes -- Trong 2 ngày 30 và 31.1 tới đây, vòng đàm phán mậu dịch Mỹ -
Trung lần thứ 6 sẽ diễn ra tại thủ đô Washington với mối quan tâm hàng đầu của
các giới ở cả hai nước là: Liệu cuộc chiến mậu dịch có được tháo gỡ? Tuy nhiên,
các chuyên gia cho rằng, dù hai nước có đạt được một hiệp nghị về mậu dịch hay
không thì cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung cũng sẽ không chấm dứt!
VietTimes – Nhiều quốc gia châu Á đang chờ xem ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây – ông Donald Trump của đảng Cộng hòa hay ông Joe Biden của đảng Dân chủ. Châu Á biết mình mong đợi gì từ đương kim TT Trump qua những gì ông đã làm trong 4 năm qua. Nhưng còn ông Biden thì sao?
VietTimes -- Ngày 31.1, Tổng thống Donald Trump đã cho biết dự định sẽ gặp ông Tập Cận Bình “trong
tương lai không xa” để thực hiện hiệp nghị mậu dịch cuối cùng và còn nói chỉ hai
ông mới có thể làm được điều này. Tuy nhiên, ngày 7.2, ông Trump đột ngột tuyên
bố sẽ không gặp gỡ ông Tập Cận Bình trước 1.3 là thời điểm kết thúc “90
ngày ngừng bắn” cuộc chiến mậu dịch theo thỏa thuận ngày 1.12.2018
tại Buenos Aires.
VietTimes –
Mỹ và Trung Quốc là hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới và hai quốc gia có chi phí quân sự nhiều nhất. Từ chip
công nghệ cao đến kiểm soát Biển Đông, lợi ích của họ đan xen nhau. Quan
hệ Mỹ-Trung xấu đi sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực.
VietTimes – Đới Húc và Kiều
Lương, hai tướng lĩnh Trung Quốc trước đây bị coi là “diều hâu”, gần đây đã viết
bài về cuộc xung đột Trung-Mỹ, đều có cùng một quan điểm cốt lõi: thực lực
Trung Quốc hiện nay không thể đối đầu với Mỹ.
VietTimes -- Chuyên gia nghiên cứu
về thương mại Trung Quốc Tạ Á Hiên cho rằng: việc Trung Quốc áp thuế suất mới với
hạt đậu Mỹ e rằng là “tự vác đá ghè chân mình” vì việc nhập khẩu hạt đậu là
không thể dừng, nếu giá đậu trên thị trường quốc tế tăng thêm 30% thì chỉ số
CPI của Trung Quốc cũng tăng thêm 0,5%, gây nên nguy cơ lạm phát và làm không
gian thao tác chính sách tiền tệ bị hẹp lại, gây nên biến số cho thị trường vốn.
VietTimes -- Ngày 30.1 tới đây, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ dẫn đầu
một phái đoàn Trung Quốc đông tới 30 người tới Washington để đàm phán về một hiệp
nghị nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, ngày 24.1, Bộ trưởng
Thương mại Wilbur Ross đã bày tỏ: cuộc đàm phán mậu dịch Mỹ - Trung còn tồn tại
rất nhiều vấn đề, “hai bên còn cách một hiệp nghị rất, rất xa”. Còn Tổng thống
Donald Trump thì cảnh báo: nếu Trung Quốc không nhượng bộ ông sẽ không đồng ý bất
cứ hiệp nghị nào!