Mặc dù thực tế "ông già" RPG-7 có bề dày hơn nửa thế kỷ tham gia các cuộc xung đột, vị thế hàng đầu của súng chống tăng cá nhân phổ biến nhất trên thế giới vẫn không bị suy giảm. Hơn 50 năm, trong mọi cuộc xung đột trên bản đồ thế giới, không có một cuộc chiến nào vắng mặt khẩu súng chống tăng Xô viết RPG-7, được các bên sử dụng.
Súng quá đơn giản, độ tin cậy cao, chi phí thấp – đó chính là những tính chất đặc trưng "Chúa tể thiết giáp", khiến cho loại vũ khí này có nhu cầu rất cao trên thế giới. Số lượng súng đã sản xuất, theo ước tính thấp nhất, là khoảng 10 triệu súng chống tăng RPG-7.
Một số lượng cực lớn các súng chống tăng RPG-7 đổ về chiến trường Trung Đông từ nhiều nguồn khác nhau từ thời kỳ còn tồn tại Liên bang Xô viết đã khiến cho Mỹ và các đồng minh vào đầu những năm 2000 phải đối đầu với những vấn đề khó khăn không thể giải quyết nổi.
Tổn thất binh lực và vũ khí trang bị của từ đạn phóng lựu súng RPG-7 của Mỹ ở Iraq và Afghanistan vẫn gây lên những tranh luận nóng bỏng nhất. Vấn đề ở đây không phải là việc thừa nhận một thực tế là một số lượng lớn trang thiết bị kỹ thuật bị tổn thất bời súng phóng lựu cá nhân, mà là bao nhiêu xe tăng, thiết giáp và bao nhiêu quân nhân đã bị thiệt hại bởi súng phóng lựu RPG. Đối với người Mỹ, các chiến binh Hồi giáo đã tổ chức một khu vực đặc biệt, trong khi vực đó tất cả các loại phương tiện chiến tranh quân đội đều bị bao vây và tấn công chủ yếu bằng súng phóng lựu cổ lỗ RPG-7.
Con đường đi từ sân bay địa phương, kết nối thế giới với cảng hàng không của thủ đô Iraq – Baghdad là khu vực địa hình rất thuật tiện cho việc tổ chức các trận phục kích các đoàn cong voa quân sự của Mỹ. Nằm trong vùng "tam giác Sunni", đoạn đường có địa hình thuận tiện đến mức những kẻ nổi dậy ở Iraq hoàn toàn không cần phải xây dựng bất cứ hỏa điểm nào, cũng dễ dàng tô chức những trận địa sử dụng súng chống tăng hiệu quả.
Nhà Đông phương học và sử học Andrei Tikhomirov, trong cuộc phỏng vấn với tờ "Sao đỏ" giải thích tại sao có quá nhiều các cuộc tấn công được tổ chức nhằm vào các đoàn xe Mỹ: "Các kỹ năng bắn RPG-7 quá đơn giản đến mực tất cả những người có thể mang được vũ khí đều có thể sử dụng. Tại khu vực ‘tam giác Sunni” này, người ta có thể bắn súng chống tăng RPG-7 từ bất cứ chố nào, từ mái nhà, góc tường, từ phía trước, phía sau, cạnh sườn đoàn xe quân sự.
Họ tấn công các phương tiện chiến tranh với sức mạnh và nhịp độ đến mức mà trên tuyến đường này người Mỹ phải đi tuần bằng máy bay trực thăng, trinh sát kỹ trước khi có đoàn xe quân sự hành quân qua với mức độ hộ tống cấp cao nhất. Chuyện rất thường xuyên ở đoạn đường này là một xe tăng có thể phải chịu 4-5 thậm chí nhiều hơn đạn chống tăng PG-7 liên tiếp. Chính vì vậy đoạn đường này người Mỹ gọi là đường “RPG”. Chuyên gia nói.
Pháo binh vác vai
Hiệu quả của đạn chống tăng RPG -7 ngoài những tính chất đặc trưng còn có thêm một đặc điểm nữa là có rất nhiều chủng loại khác nhau, từ đạn xuyên giáp nổ lõm đến đạn nổ phá mảnh, đạn tandem…. Khả năng đánh trúng mục tiêu và sức phá hủy của đạn có thể được xếp chúng vào loại đạn pháo binh hạnh nhẹ.
Sau chiến tranh Afganistan, kinh nghiệm sử dụng súng RPG cho thấy đạn chống tăng nổ lõm và đạn nổ phá mảnh có hiệu quả rất cao trên khoảng cách 200 m. Điều đó khiến các kỹ sư vũ khí đã phát triển loại đạn chống bộ binh riêng biệt, dành cho các cuộc chiến tranh đường phố và khu vực núi đồi đá sỏi TBG – 7B
Đạn nhiệt áp (thermobaric) phát triển từ PG-7V
Đạn chống bộ binh nhiệt áp là loại đạn được phát triển nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương hoặc phá hủy các công sự trận địa tương đối vững chắc bằng sức nổ cháy của hỗn hợp nhiệt áp, có uy lực phá hủy mạnh hơn nhiều so với đạn pháo nổ phá mạnh thông thường..
Hiệu quả của đạn TBG – 7V thật sự ấn tượng ngay từ khi mới áp dụng thử lần đầu tiên. Đạn nhiệt áp TBG-7V phóng từ khoảng cách 200 m, xuyên phá vào vật cản (bức tường vật liệu xây dựng) vững chắc, tạo ra một lỗ hổng 15х18 сm và tiêu diệt hoàn toàn sinh lực đối phương ẩn nấp sau vật cản.
Hiệu ứng này khiến ngay cả các sĩ quan pháo binh bối rối: quả đạn phóng lựu hạng nhẹ nhưng lại có sức phá hủy tương đương với viên đạn pháo 120 mm. Binh sĩ gọi đạn TBG -7 là “bật lửa”, hỗn hợp chất cháy nhiệt áp khi đánh trúng mục tiêu bùng phát như lửa từ bật lửa “Zippo” Mỹ.
Súng chống tăng “Câu liêm – Kryuk”
RPG-30 hay " Kryuk - Câu liêm"theo nghĩa tiếng Việt, mặc dù truyền thông thế giới rất giỏi trong việc tìm tư liệu, nhưng thông tin về súng phóng lựu Vampyr nhiều hơn hẳn RPG-30.
Lượng thông tin ít ỏi về RPG-30 được chuyên gia, nhà khoa học vật liệu và sử gia quân sự Arkady Golovin giải thích: “thứ nhất, RPG-30 là loại súng chống tăng cá nhân duy nhất của Nga có khả thăng xuyên phá qua hệ thống phòng thủ tích cực cũng như giáp phản ứng nổ của xe tăng. Thứ hai là tính đặc thù của loại đạn chống tăng và thứ 3 là nguyên vật liệu, được sử dụng để chế tạo loại đạn này. Điều đó khiến cho thông tin về loại súng chống tăng này bị giới hạn.
Hiện nay, nếu so sánh khả năng xuyên phá giáp phản ứng nổ thì chỉ có súng chống tăng RPG 32 có thể so sánh được với RPG-30.
Súng phóng lựu RPG - 32 Hashim
Theo lời ông Golovin, súng chống tăng RPG-30 được đưa vào biên chế cho quân đội Nga cách đây không lâu, với cỡ đạn 105 mm có thể xuyên phá tất cả các loại hình bảo vệ tăng thiết giáp hiện nay, bao gồm cả hệ thống Trophy của israel hay Arena của Nga.
Theo sơ đồ hệ thống, đạn PG – 30 với đầu đạn xuyên giáp tandem hiệu ứng nổ lõm ngoài đầu đạn xuyên giáp chính còn có đầu đạn mô phỏng (mục tiêu giả). Đầu đạn mô phỏng mục tiêu sẽ bay ra khỏi ống phóng đạn trước, tiếp sau đó là đầu đạn xuyên giáp. Hệ thống phòng thủ tích cực xe tăng sẽ khởi động đánh vào mục tiêu giả, khi đó đầu đạn chính có khả năng xuyên thủng vỏ giáp xe tăng.
Các chuyên gia cho rằng, súng RPG – 30 có khả năng xuyên thủng bất kỳ giáp xe tăng nước ngoài nào. Nhưng do tính bí mật của vũ khí trang bị nên loại vũ khí này vẫn không được công khai ngày cả trong lĩnh vực các hệ thống vũ khí chống tăng.
"Câu liêm" có công nghệ tiên tiến hơn súng chống tăng "Hashim" (WGS-32), và trong hàng chục năm nữa, các nhà khoa học chế tạo tăng thiết giáp sẽ phải nỗ lực nghĩ ra các giải pháp ngăn chặn.
Các nhà chế tạo vũ khí chống tăng thiết giáp trong giai đoạn tiếp theo sẽ phát triển các loại vũ khí phóng lựu chống tăng thông minh, có khả năng tấn công các mục tiêu tăng thiết giáp vượt ra ngoài tầm với của tất cả các loại vũ khí chống tăng hiện nay.
Trịnh Thái Bằng theo GDQP