Strategy Page: Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc còn kém nhiều so với F-22, F-35 Mỹ

VietTimes -- Máy bay J-20 Trung Quốc có nhiều chỉ tiêu chỉ ngang với F-15C Mỹ, lực đẩy của động cơ hạn chế, khả năng tàng hình yếu kém, còn phải đi một con đường dài trong nghiên cứu phát triển.
Trung Quốc cho hai máy bay chiến đấu J-20 bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải ngày 1/11/2016. Ảnh: Cankao.
Trung Quốc cho hai máy bay chiến đấu J-20 bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải ngày 1/11/2016. Ảnh: Cankao.

Tờ Strategy Page Mỹ ngày 10/11 cho rằng đầu tháng 11/2016, Trung Quốc đã lần đầu tiên phô trương máy bay chiến đấu tàng hình J-20 tiên tiến nhất của họ tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế ở Chu Hải.

Trung Quốc kỳ vọng, máy bay J-20 sẽ đi vào hoạt động từ năm 2018, họ cũng đã thay đổi quan điểm về vấn đề xuất khẩu J-20.

Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc luôn cho biết sẵn sàng xuất khẩu máy bay chiến đấu J-31 nặng 18 tấn cho khách hàng, phiên bản xuất khẩu là FC-31. Nhưng, Trung Quốc kiên trì cho rằng sẽ không xuất khẩu máy bay chiến đấu tiên tiến hơn J-20.

Rõ ràng, nguyên nhân tiến hành điều chỉnh chính sách lần này là Trung Quốc cho rằng bản thân họ đã giải quyết được vấn đề động cơ và có thể tự chế tạo động cơ, chứ không nhất thiết lệ thuộc vào động cơ của Nga.

Trung Quốc cho bay thử J-20 lần đầu tiên vào năm 2011 và đã tiến hành bay thử nhiều lần sau đó. Ngoài 2 máy bay mẫu, từ năm 2012 đến năm 2015, Trung Quốc đã sản xuất được 6 máy bay chiến đấu J-20, mỗi chiếc đều được cải tiến. Cuối năm 2015, Trung Quốc đã xác định được bản vẽ thiết kế cuối cùng để tiến hành sản xuất hàng loạt.

Máy bay chiến đấu J-20 nặng 36 tấn, nhìn đối diện rất giống máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ, nhưng hình dáng tổng thể, trọng lượng và lực đẩy của động cơ lại gần với F-15C Mỹ hơn.

Máy bay chiến đấu J-20 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 1/11/2016. Ảnh: Tân Hoa xã
Máy bay chiến đấu J-20 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 1/11/2016. Ảnh: Tân Hoa xã

Máy bay J-20 dài 20 m, sải cánh 13 m, diện tích cánh máy bay cơ bản tương đồng với F-15C, nhưng lớn hơn F-22 khoảng 25% (độ đài và sải cánh của J-20 lớn hơn F-15 vài %).

Đối với J-20, điều gay go hơn là, lực đẩy của động cơ máy bay chiến đấu này thực ra cơ bản tương đương trình độ của F-15C, lực đẩy của động cơ F-22 phải cao hơn 65%.

Trong hình hình đốt nhiên liệu phụ trội, lực đẩy của J-20 sẽ vượt F-15C và tiếp cận trình độ của F-22. Nhưng do lượng tiêu hao nhiên liệu khi đốt nhiên liệu phụ trội là quá lớn, thời gian mỗi lần sử dụng không trên vài phút.

Máy bay chiến đấu J-20 phiên bản mới nhất hầu như có khả năng tuần tra siêu âm (tiến hành bay siêu âm trong tình hình không sử dụng buồng đốt nhiên liệu phụ trội), đứng vào hàng ngũ máy bay tuần tra siêu âm như các máy bay chiến đấu F-22, Typhoon và Gripen.

Ở phía đối diện, máy bay chiến đấu J-20 có khả năng tàng hình nhất định, nhưng trên các hướng khác thì nó sẽ bị radar phát hiện. Do nguyên nhân này, J-20 hầu như là một loại máy bay thử nghiệm, chứ không phải là mẫu một loạt máy bay mới chuẩn bị sản xuất hàng loạt.

Đến nay, Trung Quốc cho biết sẽ nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu mới trên nền tảng J-20. Căn cứ vào nhu cầu hình thành năng lực tác chiến, J-20 sẽ còn tiến hành điều chỉnh nhiều lần về thiết kế và ngoại hình.

Máy bay chiến đấu J-20 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 1/11/2016. Ảnh: Tân Hoa xã
Máy bay chiến đấu J-20 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 1/11/2016. Ảnh: Tân Hoa xã

Ngoài ra, J-20 cùng thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với F-22 và F-35 của Mỹ, T-50 của Nga. Máy bay khá cũ F-117 của Mỹ thực ra là một loại máy bay ném bom hạng nhẹ, B-2 rõ ràng là một loại máy bay ném bom hạng nặng.

Nhìn vào chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu (nhất là máy bay J-11) gần đây của Trung Quốc, J-20 phải đi một con đường rất dài trong việc nghiên cứu phát triển.

Nhưng, hiện nay, loại máy bay chiến đấu này được cho là đã thích hợp cho đưa vào hoạt động, vừa có thể phục vụ cho Không quân và Hải quân Trung Quốc, vừa có thể xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài.

Ngoại hình của J-20 có khả năng tàng hình nhất định, nhưng khả năng tàng hình điện tử mạnh hơn có nguồn gốc từ vật liệu đặc biệt sử dụng trên thân máy bay. Còn Trung Quốc đạt được tiến triển thế nào trên phương diện phát minh ra những vật liệu này và động cơ máy bay thì hiện vẫn còn chưa biết.

Trung Quốc rất có khả năng sẽ sử dụng J-20 theo phương thức từng chiếc độc lập hoặc hợp thành một tốp nhỏ, mục đích là tìm kiếm và tấn công tàu sân bay Mỹ.

Để làm được điều đó, họ cần có động cơ ngang với máy bay F-22 của Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu phát triển. Những năm gần đây, Trung quốc đã thừa nhận, nước này luôn nghiên cứu phát triển động cơ WS-15 (từ thập niên 1990), động lực của nó mạnh hơn và có thể trang bị cho J-20. Còn khi nào Trung Quốc có thể sử dụng được động cơ WS-15 thì chưa thể biết được.

Máy bay chiến đấu J-20 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 1/11/2016. Ảnh: Tân Hoa xã
Máy bay chiến đấu J-20 tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc ngày 1/11/2016. Ảnh: Tân Hoa xã

Để trở thành một loại siêu máy bay chiến đấu, J-20 cần trang bị thiết bị điện tử hàng không (bao gồm radar và hệ thống phòng thủ) tương đương với F-35 và F-22 Mỹ.

Đến nay, người Trung Quốc còn chưa đuổi kịp trong việc sản xuất thiết bị sử dụng trên máy bay chiến đấu Mỹ hiện nay, nhưng khoảng cách đang từng bước thu hẹp, đã vượt tốc độ nghiên cứu chế tạo công nghệ quân sự có thể sánh ngang phương Tây mà người Nga tiến hành thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Người Nga không làm được điểm này, nhưng người Trung Quốc cho rằng họ sẽ đạt được thành công.