South Front: Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo DF-41 trên biển Đông

VietTimes -- Trung Quốc tiến hành một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mới nhất DF-41 ngày 12.04. Tên lửa được phóng đi từ bệ phóng cơ động đường bộ. Thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho biết, tên lửa đã rơi xuống vùng nước biển Đông.
South Front: Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo DF-41 trên biển Đông

Các vệ tinh trinh sát tình báo của Mỹ đã xác định được vụ phóng tên lửa từ hai xe phóng tên lửa đạn đạo chiến lược nhiều lần phóng MIRV của Trung Quốc. Một số nguồn tin cho rằng tên lửa đạn đạo, được phóng đi từ các xe MIRV đã rơi xuống một khu vực nào đó trên biển Đông, những không có quan chức Trung Quốc hoặc Mỹ xác nhận điều này.

Trả lời câu hỏi về vị trí rơi của đầu đạn giả, Bộ Quốc phòng Trung Quốc trả lời một cách khó hiểu "Đó là điều bình thường đối với Trung Quốc khi thực hiện các thử nghiệm khoa học trên lãnh thổ của mình, những thử nghiệm này không nhằm vào bất cứ mục tiêu nào cụ thể hoặc để chống lại bất cứ quốc gia cụ thể", chỉ thừa nhận rằng tên lửa đạn đạo được phóng thử nghiệm "gần vùng biển Đông vào ngày 12.04"

Trung Quốc đã tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa DF-41 trong ống phóng container trước đó từ một bệ phóng cơ động trên đường sắt vào ngày 05 .12,2015. DF-41 được thiết kế để có thể phóng từ bệ phóng đường sắt và đường bộ dựa trên các bệ phóng di động khác hoàn toàn với một giếng phóng silo cố định, gia tăng tối đa khó khăn việc theo dõi vị trí phóng tên lửa và gia tăng khả năng sống còn sau đòn tấn công đầu tiên. DF-41, hay Đông Phong (East Wind) - 41 có tầm hoạt động từ 7.500 đến 9.300 dặm (khoảng từ 12000 km đến 15000 km), cho phép tấn công bất kỳ vị trí nào trên lục địa Hoa Kỳ trong vòng 30 phút từ khi phóng.

Các tên lửa đạn đạo ICBM có khả năng được phóng lên từ ít nhất là mười xe phóng MIRV. Các thử nghiệm gần đây nhất cho thấy khả năng có thể phóng DF-41s từ hai xe phóng đạn cùng một lúc. Trung Quốc có nhiều khả năng đã không thử nghiệm phóng tên lửa từ xe MIRV với tải trọng tối đa, khiến các cơ quan tình báo nước ngoài khó có thể xác định được độ chính xác của tên lửa DF-41.

DF-41 trên phương tiện phóng cơ động.

Trung Quốc đặt mục tiêu triển khai các tên lửa DF-41 trên các phương tiện phóng tên lửa cơ động đường bộ và phương tiện phóng tên lửa đường sắt vào năm 2020, điều đó cho thấy các tên lửa đạn đạo chiến lược mới ICBM đang trong giai đoạn phát triển. Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ trong thập kỷ qua trong sứ mệnh chế tạo các tên lửa đạn đạo tiên tiến. Xe phóng tên lửa MIRV và tên lửa đạn đạn ICBM có khả năng trang bị cho Lực lượng tên lửa chiến lược số 2 mới được đổi tên, và hạm đội tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân Hải quân PLAS.

Trung Quốc đang nỗ lực phát triển các xe phóng tên lửa sử dụng nhiều lần (MARV) cho các tên lửa đạn đạo ICBM. Những xe MARV khiến cho việc đánh chặn các tên lửa trở lên khó khăn hơn, sau khi phóng tên lửa đạn đạo, xe phóng tên lửa cơ động có thể được nạp đạn và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Tên lửa đạn đạo DF-41 trên các xe MARV sẽ được biên chế vào Lực lượng tên lửa chiến lược số 2 của PLA trong những năm tới.

Trong lúc các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ, các chuyên gia vận động hành lang, các nhà phân tích quân sự Lầu Năm Góc đang đặt câu hỏi về thời hạn và khả năng phát triển của các phương tiện răn đe hạt nhân Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường số lượng và năng lực tác chiến của vũ khí hạt nhân. Trung Quốc có ít nhất 4 chiếc tàu ngầm năng lượng nguyên tử Type 094 lớp Jin Lớp SSBN đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra răn đe hạt nhân, bốn chiếc tiếp theo dự kiến sẽ được đóng và đưa vào khai thác sử dụng năm 2020. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 mang 12 tên lửa đạn đạo SLBM JL-2, mỗi lần có thể phóng loạt từ 2-3 tên lửa, JL-2  có tầm bắn khoảng 4.600 dặm.

Hai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Trung Quốc Type 094.

Vụ thử nghiệm mới nhất tên lửa Đông Phong DF-41 ICBM có thể coi là gửi một tin nhắn cứng rắn tới Washington hay không không cần giải thích. Mỹ và Trung Quốc chắc chắn là biết rất rõ các đầu đạn giả đã rơi xuống trong vùng biển Đông, chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến thăm tàu sân bay USS John C. Stennis CSG trên vùng nước này ngày 16.04, thông điệp đến Mỹ có thể được hiểu là tàu sân bay Mỹ không phải là cái gì bất khả xâm phạm, và Bắc Kinh khẳng định không những chỉ sẵn sàng đối đầu với Mỹ ở trên vùng biển gần mà còn có thể tấn công Mỹ ngay trên đất Mỹ.

TTB