Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio (SSBN) trước đây được chế tạo để hủy diệt các thành phố và các căn cứ quân sự trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, hay chính xác hơn là để ngăn chặn đối thủ không gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, hải quân Mỹ đã quyết định rằng họ không cần tới tất cả 18 “kỵ binh ngày tận thế” dưới đại dương để dự phòng cho nhiệm vụ răn đe hạt nhân.
Hải quân Mỹ ban đầu có ý định bỏ đi 4 tàu ngầm cũ nhất, nhưng thay vào đó họ lại chọn để đại tu và biến chúng thành bệ phóng cho các tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk (TLAM) với chi phí đại tu khoảng 700-900 triệu USD mỗi chiếc. Các tàu này được thiết kế lại trên cơ sở tàu ngầm tên lửa lớp Ohio (SSGN) và sẽ thực hiện nhiệm vụ phát động các cuộc tấn công thông thường vào các mục tiêu trên mặt đất. Tàu ngầm lớp Ohio và lớp Florida bắt đầu tái nạp nhiên liệu hạt nhân, đại tu và nâng cấp vũ trang vào năm 2003, sau đó quay trở lại hoạt động vào năm 2006, còn cá tàu Michigan và Florida được cải tiến năm 2008.
Các tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio mang được nhiều hỏa lực thông thường hơn bất kỳ tàu ngầm tương đương nào với 24 ống phóng tên lửa của những chiếc tàu này vốn được thiết kế để bắn các tên lửa đạn đạo khổng lồ Trident. 22 ống phóng được tân trang lại để bắn tên lửa hành trình Tomahawk có sức chứa 7 tên lửa trong mỗi ống, tổng cộng mỗi tàu mang tới 154 tên lửa Tomahawk, tất cả đều có thể được phóng từ dưới nước chỉ trong vòng 6 phút. Đây có thể là vũ khí trang bị tên lửa hành trình khủng hơn bất cứ tổ hợp tên lửa nào trên mặt nước.
Tên lửa Tomahawk có giá 1,5 triệu USD mỗi quả có khả năng mang một đầu đạn nặng hàng nghìn pound để tấn công các mục tiêu trên mặt đất cách xa hàng nghìn dặm với GPS dẫn đường. Vô tình, điều này có nghĩa các tàu ngầm lớp Ohio mang theo khối tài sản tên lửa trị giá 200 triệu USD mỗi chiếc nếu trang bị đầy đủ.
Tàu ngầm SSGN lớp Ohio cũng là chiến hạm đa nhiệm. Hai ống phóng chính còn lại của tàu này được chuyển thành các cổng ngầm đặc biệt dưới biển, triển khai hơn 60 lính đặc nhiệm hải quân ( Navy SEAL) trong các chiến dịch đặc biệt. Các ống phóng này cũng có thể phóng các thiết bị không người lái dưới nước (UUV), phóng các thiết bị vận chuyển phục vụ đặc nhiệm SEAL (SDV), các phao sonar và các thiết bị cảm biến dưới nước khác.
Tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân này từng sớm thực hiện các hoạt động phô diễn hơn những người anh em được trang bị tên lửa Trident. Năm 2010, các tàu lớp Ohio, Florida và Michigan đều tham gia vào cuộc phô trương lực lượng nhằm đáp trả lại cuộc thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc. Năm 2011, tàu ngầm Florida đã phóng 93 tên lửa nhằm vào hệ thống phòng không Libya để hỗ trợ cho chiến dịch Bình minh Odyssey, và 90 quả trong số đó đã đánh trúng mục tiêu. Những tên lửa này giúp dọn đường cho máy bay chiến đấu của liên quân NATO chống Qaddafi thực hiện các hoạt động trên không phận Libya. Thực tế này đánh dấu sự kiện đầu tiên tàu ngầm lớp Ohio tham chiến.
Ý đồ của những con quái vật đại dương có khả năng phóng những tên lửa hành trình này là gì? Tại sao Mỹ không sử dụng các chiến hạm mặt nước để phóng tên lửa tầm xa Tomahawk hay thậm chí là dùng tàu sân bay triển khai các máy bay tấn công sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác rẻ hơn? Câu trả lời đơn giản là các tàu ngầm SSGN có khả năng tàng hình có thể tiến gần hơn tới bờ biển của kẻ thù mà không bị phát hiện, điều này giúp các tên lửa tấn công các mục tiêu ở sâu trong đất liền và thực hiện các đợt tấn công tên lửa ồ ạt, trong khi phương pháp này ít bộc lộ hơn so với các chiến hạm nổi hay tấn công từ trên không.
Các tên lửa chống tàu tầm xa mới mang tính sát thương cao như tên lửa hành trình Kalibr của Nga có thể được phóng từ trên mặt đất, trên không hay trên biển, khiến các vùng biển duyên hải trở nên nguy hiểm với các tàu lớn nổi trên mặt nước như tàu sân bay và tàu tuần dương chở tên lửa. Thậm chí máy bay trên tàu sân bay cũng cần phải được chở đến cách bờ biển của kẻ thù 800 dặm, khoảng cách đó lại nằm trong phạm vi tấn công của một loạt các vũ khí tấn công tàu sân bay.
Ngược lại, các tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân cực kỳ khó bị phát hiện và theo dấu vì vận hành rất êm, ít phát ra tiếng động và lại có khả năng hải hành dưới nước trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đối thủ sẽ gặp khó khăn trong việc phát hiện tàu ngầm SSGN lớp Ohio trước và sau khi tàu ngầm ngày phóng tên lửa. Chúng cũng có thể lặn sâu và vận hành rất êm để tránh bị trả đũa.
Thực tế, các chuyên gia đã mô tả cách mà tàu ngầm SSGN lớp Ohio có thể được dùng trong chiến thuật “phá cửa”, nghĩa là giáng đòn tiêu diệt các tên lửa chống hạm và phòng không của đối phương trong cuộc tấn công phủ đầu, dọn đường cho máy bay và tàu chiến khác tận dụng khoảng trống trong phòng thủ của đối phương. Đây là nhiệm vụ mà tàu ngầm Florida đã thực hiện trong chiến dịch can thiệp vào Libya.
Tuy nhiên hỏa lực của tàu ngầm lớp Ohio trang bị tên lửa hành trình chỉ được duy trì trong hải quân Mỹ thêm khoảng một thập kỷ nữa, sau đó toàn bộ hạm đội tàu ngầm lớp Ohio sẽ dần được thay thế bởi tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia. Vai trò thực hiện các cuộc tấn công thông thường trên mặt đất sẽ được thực hiện bởi hạm đội tàu ngầm tấn công lớp Virginia.
Các tàu này có thể được trang bị môđun nạp kiểu mới có thể phóng 40 tên lửa Tomahawk. Dù điều này có nghĩa là cần tới 4 chiếc tàu ngầm lớp Virginia mới bằng hỏa lực của một tàu ngầm lớp Ohio, tàu ngầm lớp Virginia lại có thể phóng hỏa lực nhiều hơn trong toàn hạm đội và đáp ứng được hầu hết mọi kịch bản nếu Thế chiến III xảy ra.
Nhưng cho đến tận khi đó, bốn tàu ngầm SSGN lớp Ohio sẽ vẫn là những tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình mạnh nhất trên thế giới và sẽ cung cấp công cụ có khả năng hủy diệt để để phá vỡ thế trận và đối phó với các đối thủ dựa vào chiến lược chống tiếp cận.