Nữ tỷ phú siêu lừa Elizabeth Holmes |
Elizabeth Holmes mặc cùng một kiểu quần áo mỗi ngày: áo len cổ lọ màu đen, quần thụng slack và đôi giày đen. Kiểu “đồng phục” này tạo điểm nhấn về vị thế thần thánh của Holmes như một tỷ phú bận rộn đang thay đổi thế giới và không có cả thời gian để lựa chọn quần áo như người thường.
“Mẹ tôi đã cho tôi mặc áo cổ lọ từ hồi tôi khoảng 8 tuổi. Tôi có khoảng 150 chiếc như vậy. Điều này rất tiện lợi, bởi mỗi ngày bạn đều khoác lên mình một thứ tương tự và không cần phải nghĩ về nó nữa. Tất cả sự tập trung của tôi đều đặt vào công việc. Tôi xem việc này là nghiêm túc, tôi chắc chắn rằng nó thể hiện rõ qua cách ăn mặc của tôi", Holmes nói với một tạp chí phụ nữ.
Nhưng câu chuyện vừa nêu, cũng như công nghệ xét nghiệm máu đã giúp Homes trở nên nổi tiếng và giàu có, hóa ra chỉ là giả tạo.
Một cựu đồng nghiệp của bà sau đó tiết lộ rằng Holmes “luộm thuộm” muốn bắt chước phong cách ăn mặc của Steve Jobs, thậm chí còn mặc chính xác mẫu áo cổ lọ Issey Miyake mà người sáng lập Apple ưa thích.
Hình ảnh một thiên tài lịch lãm với bộ đồ màu đen đã có tác dụng trong một khoảng thời gian, lừa được một số nhà tài chính nổi tiếng và cả những người có tầm ảnh hưởng ở nước Mỹ. Nhưng rồi người ta bắt đầu thấy Homes mặc bộ đồ xám xịt đó đứng trước tòa vì tội lừa đảo, và sau đó phải khoác áo tù sau khi bị kết án 11 năm tù giam.
Các 'siêu sao' của Thung lũng Silicon rất thích phong cách giản dị. Họ đủ giàu để mua bất cứ thứ gì nhưng lại vận dụng cách ăn mặc đơn giản để gửi đi thông điệp mình quá quan trọng để lãng phí thời gian và tâm trí vào việc quyết định xem mặc gì hàng ngày.
“Tôi thực sự không muốn đụng đến việc đó, để tôi có thể đưa ra ít quyết định nhất có thể về mọi thứ, ngoại trừ việc phục vụ tốt nhất cho cộng đồng,” Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, nói khi được hỏi về bộ “đồng phục” áo phông xám và quần jean xanh của mình.
Sam Bankman-Fried (SBF) cũng áp dụng cách thức tương tự: ông ta tự trưng ra bộ mặt của một thiên tài về tài chính, người coi thường những tục lệ của xã hội và chỉ tập trung vào việc cứu rỗi thế giới.
SBF trông không khác gì dân chơi trượt ván, một đứa trẻ lớn tuổi với kiểu tóc bờm xờm, mặc áo phông, quần đùi và giày thể thao trong khi ngồi ngay kế bên cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.
Nhiều người cũng 'dính bẫy' của SBF - người được xem là nhà truyền giáo của tiền mã hóa, kẻ đã kiếm được hàng tỉ USD nhờ vào mô hình tài chính độc nhất, hứa hẹn sẽ chi mạnh tiền vào hoạt động nhân đạo, và rồi sụp đổ khi khối tài sản của SBF “bay hơi”.
SBF ủng hộ một mô hình nhân đạo kiểu mới trong đó chủ trương sử dụng dữ liệu, kết hợp với năng lực trí não siêu việt, sự lãnh đạo có đạo đức và logic để cải thiện hiệu quả của hoạt động nhân đạo và giải quyết những thất bại của chính quyền.
Nhưng sự sụp đổ của ông đã làm bộc lộ sự trống rỗng trong trái tim của thứ giáo phái đã trở thành một phần của “đồng phục” Thung lũng Silicon, hay áo phông và cổ lọ của họ.
Phong cách ăn mặc giản dị giúp Sam Bankman-Fried 'quyến rũ' giới tinh hoa? |
Phong trào 'vị tha hiệu quả'
Sự trỗi dậy và sụp đổ chóng vánh của “ông hoàng” tiền mã hóa bắt đầu từ bữa ăn với William MacAskill, một nhà triết học trẻ đến từ ĐH Oxford.
Vị giáo sư người Scotland, một người đi đầu trong phong trào “vị tha hiệu quả,” đã thuyết phục gã ăn chay SBF hãy ngừng cống hiến cuộc đời mình để chăm sóc động vật, mà thay vào đó tập trung vào việc kiếm tiền nhiều nhất có thể để quyên góp với mục đích tốt đẹp.
Thế là SBF đặt ra nhiệm vụ trở thành người siêu giàu để làm nhiều điều tốt nhất có thể cho thế giới, và ông lôi kéo những người ngưỡng mộ mình và cả những nhà đầu tư đổ tiền cho những dự án riêng của MacAskill.
“Vị tha hiệu quả” có nguồn cảm hứng từ Peter Singer, một triết học gia người Australia. Ông tranh luận rằng việc giúp trẻ em thoát khỏi khỏi nạn đói xét về mặt đạo đức không khác gì với việc cứu một đứa trẻ sắp chết đuối ngay trước mặt.
Không may, quan điểm cực đoan và phi nhân đạo cuối cùng dẫn ông tới chủ nghĩa ưu sinh: sinh mạng của những người khuyết tật ít giá trị hơn, theo ông, và bởi vậy mà giết những đứa trẻ khuyết tật bẩm sinh là điều có thể cho phép, xét về mặt đạo đức.
Thế nhưng, những luận điểm của ông ta lại nằm ở gốc rễ của “vị tha hiệu quả” và được nhiều tỉ phú ở Thung lũng Silicon ưa chuộng, giúp họ biện minh rằng khối tài sản khổng lồ của họ cuối cùng cũng là để làm việc thiện.
Nhưng hiện giờ, Dustin Moskovitz, một người sáng lập khác của Facebook, cũng phải thừa nhận rằng “vị tha hiệu quả” đã khuyến khích hoặc được SBF lấy ra để biện minh cho hành vi vô đạo đức – và phạm tội – của mình.
Ngay cả MacAskill, người điều hành các tổ chức nhận được khoản quyên góp lớn từ SBF, cũng thừa nhận ông đã sai khi loại bỏ nỗi lo rằng thứ triết lý của ông có thể bị “sử dụng sai mục đích” để gây hại. Thánh đường lòng nhân từ của họ giờ trở thành lớp vỏ bọc che đậy những trò lừa gạt mã hóa.
Thứ chủ nghĩa này cho rằng, xét về mặt đạo đức thì làm giàu còn mang lại lợi ích nhiều hơn cho xã hội so với đi làm một công việc có mức lương thấp.
Về cơ bản, nó khuyên người ta làm việc trong thành phố thay vì nhà dưỡng lão, coi thường những người tin tưởng vào lao động vì xã hội hay thực sự giúp đỡ người khác, thay vì ngồi đếm núi tiền ở những thiên đường thuế để rồi cho đi vì những mục đích vớ vẩn.
Những người phê bình như Timothy Noah đã nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa này bỏ qua nhiều vấn đề như bất bình đẳng kinh tế, bởi “đặc tính khác biệt nhất” của nó chính là “làm ngơ với những kẻ có thể gây bất lợi cho các tỉ phú.”
Một số tín đồ chủ chốt – trong đó có MacAskill – kể từ đó đã chuyển sang “chủ nghĩa dài hạn,” một tư tưởng hệ nhằm mục đích cứu rỗi con người khỏi những mối đe dọa trong tương lai, ví dụ như trí tuệ nhân tạo (AI), thay vì những ý tưởng như phát màn miễn phí để giúp con người chống lại bệnh sốt rét.
Luận điểm của họ là, nếu như mọi sinh mạng đều có giá trị ngang nhau ở bất cứ đâu, vậy thì họ sinh ra khi nào cũng được. “Những thứ quan trọng nhất là những thứ có tầm ảnh hưởng lâu dài đối với thế giới trong tương lai,” Bankman-Fried từng nói trong năm ngoái. “Có hàng nghìn tỉ người còn chưa được sinh ra.”
Đương nhiên không thể áp dụng dữ liệu và trách nhiệm cho tương lai. Trên thực tế, dường như SBF đã lợi dụng lớp vỏ bọc làm việc tốt này để che đậy một mô hình kim tự tháp khổng lồ, trong khi đang ngồi ung dung bên trong một khu biệt thự xa hoa giá 40 triệu USD ở thiên đường thuế Bahamas.
“Đối với một kẻ lúc nào cũng coi mọi thứ như trò đùa, anh ta thật sự là nói về đạo đức rất giỏi. Tôi cảm thương cho những người bị ảnh hưởng”l một phóng viên của VOX nói sau khi đế chế của SBF sụp đổ./.
Cú 'twist' của CZ và Sam Bankman-Fried: Binance đạt thỏa thuận mua lại FTX
Loạt dự án AI chao đảo sau sự sụp đổ của FTX
Cách Sam Bankman-Fried 'quyến rũ' các quỹ đầu tư danh tiếng rót vốn vào FTX
Theo Unherd