Quân đội Nhật Bản tìm đột phá ở châu Phi, kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông

VietTimes -- Lực lượng Phòng vệ trước tiên sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể ở châu Phi, tập trung phòng thủ Trung Quốc ở hướng tây nam, sẽ dành một phần nguồn lực kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada

Khâu đột phá vươn ra biển xa: Châu Phi

Đài truyền hình CCTV Trung Quốc ngày 27/8 cho rằng Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản ngày 24 ngày 24/8 tuyên bố, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ kết hợp với Luật An ninh mới đã có hiệu lực để tăng cường nhiệm vụ huấn luyện quân đội, bao gồm khởi động các hoạt động huấn luyện "chi viện bảo vệ" nhằm thực hiện quyền tự vệ tập thể ở nước ngoài.

Hãng tin Kyodo, Nhật Bản ngày 24/8 dẫn lời bà Tomomi Inada cho biết trên cơ sở thực hiện Luật An ninh mới, sẽ tiến hành "huấn luyện nhiệm vụ mới dựa trên Luật An ninh" cho Lực lượng Phòng vệ, tăng cường khả năng chiến đấu thực tế "ứng phó tình hình mới".

Bà Tomomi Inada cho biết: "Để có thể ứng phó với mọi tình huống, làm tốt chuẩn bị là lẽ đương nhiên". Lực lượng chủ lực tiến hành huấn luyện nhiệm vụ mới là liên đội 5 sư đoàn 9 Lực lượng Phòng vệ Mặt đất – đơn vị này sẽ điều đến Nam Xu Đăng thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình vào trung tuần tháng 11/2016.

Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Từ ngày 25/8, đơn vị này sẽ bắt đầu huấn luyện thông thường, sau trung tuần tháng 9 bắt đầu khoa mục huấn luyện cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể ở nước ngoài theo quy định của Luật An ninh mới.

Được biết, khoa mục huấn luyện mới được thực hiện lần này bao gồm sử dụng vũ khí "chi viện bảo vệ" đối với các nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong trường hợp bị tấn công, cùng với quân đội các nước bảo vệ doanh trại.

Những hoạt động này đều dựa trên cơ sở nới lỏng hạn chế phạm vi sử dụng vũ khí và hành động mang tính tấn công của Lực lượng Phòng vệ, nhấn mạnh "khả năng tác chiến trong môi trường thực tế".

Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc, tướng học giả Doãn Trác cho rằng sau khi dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, Nhật Bản muốn có một điểm đột phá để vươn ra biển xa, "họ sẽ không chọn đảo Senkaku, bởi vì rủi ro chính trị quá lớn; cũng sẽ không chọn Biển Đông, đi đụng chạm vào (cái gọi là) lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, vì vậy khả năng lựa chọn châu Phi là lớn nhất".

Hiện nay Nhật Bản có một số nhân viên gìn giữ hòa bình ở châu Phi, đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Trong tương lai, Nhật Bản rất có khả năng chuyển đổi lực lượng gìn giữ hòa bình trang bị vũ khí hạng nhẹ ở châu Phi thành lực lượng tác chiến, nhưng đây không phải là “công trình một sớm một chiều”.

Doãn Trác cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản muốn vươn ra nước ngoài thì nhất định phải xây dựng các quy định về các nội dung pháp lý cụ thể trên các phương diện như nguyên tắc sử dụng vũ khí, nguyên tắc khai hỏa, quy tắc giao chiến.

Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Điều quan trọng hơn là Nhật Bản cần tiến hành huấn luyện đối với Lực lượng Phòng vệ, giúp cho Lực lượng Phòng vệ có thể mang theo vũ khí hạng nặng, triển khai đồng bộ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.

Hơn nữa, Nhật Bản cần tuyệt đối tránh để xảy ra thương vong, nếu không sẽ gây ra phản ứng to lớn từ trong nước, làm cho Lực lượng Phòng vệ đối mặt với khó khăn khi vươn ra nước ngoài.

Hỗ trợ các nước ở Biển Đông kiềm chế bá quyền

Tờ Jnocnews cho rằng gần đây Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã cơ bản xác định phương án ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2017 lên tới 5.170 tỷ yên để đệ trình lên Quốc hội, mức ngân sách mới đã tăng 2,3% so với năm tài khóa trước, lập kỷ lục mới trong lịch sử.

Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina

Nhà nghiên cứu Cao Hồng từ Viện nghiên cứu Nhật Bản, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng về trị số tuyệt đối, khoản ngân sách quốc phòng này hoàn toàn không được tính là nhiều lắm, nhưng đây là điểm cao nhất của một quá trình tăng trưởng liên tục.

Bắt đầu từ Chính phủ Nhật Bản vài khóa trước ông Shinzo Abe, Nhật Bản đã bắt đầu đặt trọng điểm phòng thủ chuyển tới hướng tây nam. Trong phương án ngân sách quốc phòng mới, phòng thủ tây nam vẫn là trọng điểm đầu tư, cốt lõi là đảo Senkaku.

Ngoài ra, đến nay, Nhật Bản triển khai hành động phối hợp giữa biển Hoa Đông và Biển Đông, rất có khả năng sẽ tập trung một phần nguồn lực cho Biển Đông để hỗ trợ các nước "có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc", đóng vai trò kiềm chế (tham vọng bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự của) Trung Quốc.

Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Tàu chiến chủ lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Ảnh: Sina
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, bà Tomomi Inada