“President - S” giúp trực thăng Nga “chọc mù” tên lửa phòng không

Trước đây, Nga đã phải chịu những thiệt hại nặng nề về trực thăng trong cuộc chiến Chechnya, Afghanistan.... Nhưng những kinh nghiệm từ các cuộc chiến này dường như đã giúp Nga tối ưu trong việc sử dụng trực thăng chống các nhóm phiến quân ở Syria. Có thể "President - S" là một nguyên nhân.
“President - S” giúp trực thăng Nga “chọc mù” tên lửa phòng không
  Nguyên lý hoạt động tổ hợp "President - S"

Triển lãm vũ khí quân sự "Eurosatory-2010" là nơi trưng bày những thành tựu mới nhất, hiện đại nhất của công nghiệp quốc phòng thế giới. 

Đại đa phần sản phẩm tại triển lãm là sản phẩm của các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn nhất châu Âu. Trung Quốc, Mỹ, Đông Nam Á cũng đưa các sản phẩm trưng bày. 

Công nghiệp quốc phòng Nga cũng đang trưng bày rất nhiều sản phẩm “how – know”, với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới. Hiện nay, “Rostechnology” - tập đoàn công nghệ quốc phòng của Nga tích cực tham gia vào mô hình triển lãm này. 

Có nhiều mẫu trang thiết bị đáng chú ý của các nước khác cũng tham gia. Đơn cử như xe tăng Đức LEOPARD 2A7+. Nhà sản xuất Krauss-Maffei Wegmann còn tổ chức hẳn một “ngôi nhà Leopard” để quảng bá dòng xe tăng danh tiếng này. 

Thực tế đau đớn

Các chuyên gia quân sự bất ngờ quan tâm đến sản phẩm của Rostechnology, với hệ thống phòng thủ chống tên lửa phòng không vác vai tầm thấp “President – S”. 

Hệ thống được trưng bày một cách khiêm tốn trong gian hàng của "Rosoboronexport".  Sự khiêm tốn này khá ngạc nhiên do lần đầu tiên Nga giới thiệu một sản phẩm có tính đột phá công nghệ - đó là hệ thống phòng thủ tích cực chống lại tất cả các loại tên lửa phòng không vác vai hiện đại nhất ngày này.

Từ chiến tranh Việt Nam, sự xuất hiện tên lửa phòng không vác vai đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến trường. Các máy bay cường kích và trực thăng một thời gian dài thống trị bầu trời, tiêu diệt xe tăng, thiết giáp, bộ binh của đối phương mà hoàn toàn không bị trừng phạt. Lý do chủ yếu do các loại súng phòng không rất kém hiệu quả, còn tên lửa phòng không không thể sử dụng do điều kiện thực tế chiến trường lúc đó. Từ khi xuất hiện, tên lửa phòng không vác vai đã đập tan hoàn toàn ưu thế của không lực chiến trường Mỹ.

Sau chiến tranh Việt Nam, Liên Xô là nước thứ hai sau Mỹ có được những "bài học" đau đớn về tên lửa phòng không vác vai. Sự phát triển mạnh mẽ dòng tên lửa này đã giúp cho bộ binh lấy lại vị thế trên chiến trường. Tại chiến trường Afganistan và Chechnya, các lực lượng khủng bố sử dụng tên lửa phòng không vác vai hoành hành dữ dội, bắn hạ tất cả những phương tiện bay tầm thấp, gây tâm lý nặng nề cho phi công trực thăng, phi công cường kích mang bom.

Để giảm thiểu nguy cơ trúng tên lửa, các kỹ sư hàng không quân sự đã lắp đặt thêm các thiết bị phóng đầu đạn mồi bẫy gây nhiễu hồng ngoại trên máy bay, nhằm vô hiệu hóa đầu tự dẫn của tên lửa vác vai.

Nhưng hiệu quả của mồi bẫy này nhanh chóng mất đi, do trên đầu đạn tự dẫn của tên lửa đã lắp đặt thêm những phin lọc tín hiệu. Tên lửa trở nên thông minh hơn, và chỉ đuổi theo các nguồn hồng ngoại đang bay, chứ không tấn công các nguồn hồng ngoại mạnh và quay tại chỗ.

Khi lực lượng Hồi giáo cực đoan bắt đầu sở hữu tổ hợp tên lửa vác vai Stingers với số lượng lớn, các tên lửa Igla có nguồn gốc nước ngoài thì câu chuyện với máy bay, đặc biệt là trực thăng, trở lên bi thảm. 

Năm 2002 tại khu vực phi trường Khankala, trước mặt nhiều người, tên lửa "Igla-1M" đánh trúng động cơ trực thăng vận tải Mi-26. Máy bay rơi tại chỗ và thảm họa này làm chết 115 người.

Người Nga dồn toàn bộ sức lực vào tìm kiếm một giải pháp nhằm chống lại các tên lửa phòng không vác vai. Thách thức đặt ra là nếu thiếu giải pháp này, trên chiến trường sẽ vắng bóng máy bay trực thăng và cường kích chiến trường tầm thấp. Tăng thiết giáp cũng sẽ không được bảo vệ chống lại các loại đạn tên lửa chống tăng các cỡ nòng.

Khi ấy, chiến tranh du kích sẽ phát triển vượt bậc trong nhiều khu vực chiến trường khác nhau và đó thật sự là thảm họa. Đặc biệt khi nước Nga ở giữa vòng vây của các tổ chức khủng bố cực đoan và những thế lực âm mưu chia nhỏ đất nước này.

Thắng lợi bất ngờ

Nhiệm vụ thiết kế hệ thống chống tên lửa phòng không vác vai được giao cho các đơn vị nghiên cứu sau: Trung tâm khoa học kỹ thuật "Reagent" Moscow. Phòng thiết kế đặc biệt “Zenhit” ở vùng Zelenograd, trung tâm khoa học kỹ thuật “Elins”. Viện nghiên cứu khoa học “Ekran” ở Samara là  đơn vị lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

Giải quyết một bài toán mà trên thế giới chưa nước nào có được ý tưởng định hướng. Tổng giám đốc “Zenhit” – cơ sở có nhiệm vụ phát triển trái tim của tổ hợp – thiết bị phát xung cho tổ hợp chế áp quang điện tử Alexander Ivanovich Kobzar đã vài lần bị đột quỵ với những cơn đau tim nặng. Nhưng ông vẫn kiên trì trong đội ngũ, hơn thế nữa những tư duy viễn tưởng được ông đưa vào thực tế bằng các sản phẩm thực tế.

Năm 2014, tổ hợp - được đặt tên là “President-S” - đã lắp đặt phiên bản khai thác sử dụng thử và được thử nghiệm cấp quốc gia. Trên tất cả các mẫu máy bay chiến đấu được lắp đặt tổ hợp và được bắn bằng tên lửa vác vai phổ thông và tốt nhất- Igla. 

Tất cả các tên lửa phòng không đều bay lệch hướng và phát nổ trước máy bay. Thử nghiệm được thực hiện với Mi – 8, đặt ở độ cao thấp, khoảng cách bắn là 1.000 m, có nghĩa là bắn trực diện vào máy bay. Nhưng tất cả các tên lửa Igla đều bay lệch hướng và phát nổ. Thử nghiệm cũng tiến hành với Stingers, kết quả tương tự. “President-S” tạo ra một lớp bảo vệ tích cực chống lại tất cả các đầu tự dẫn của tên lửa tầm nhiệt.

Chương trình tiếp theo là bảo vệ các máy bay cường kích tầm thấp chống lại các tên lửa tầm nhiệt.  Giáo sư Alexander Ivanovich Kobzar kể lại:

- Nhiệm vụ của chúng tôi là phát triển theo một hướng hẹp và phương pháp đặc biệt mô phỏng phát xung bằng đèn sapphire được thiết kế đặc biệt. Trong hệ thống điều khiển tên lửa tự dẫn xuất hiện một mục tiêu ảo mà đầu tự dẫn hồng ngoại tiếp nhận như mục tiêu chính thức. Xuất hiện một thực tế ảo, liên tục lôi kéo đầu dẫn tên lửa về hướng mục tiêu giả. Tên lửa bay vào không gian và phát nổ. Điều đó có vẻ như hết sức đơn giản, nhưng bài toán này chưa ai giải quyết được.

Hệ thống “President – S” không chỉ đã vượt qua tất cả các thử nghiệm khắt khe nhất.  Hệ thống được đưa vào sản xuất hàng loạt và trang bị cho tất cả các phương tiện tác chiến của không quân Nga. 

Theo chỉ lệnh của Thượng tướng, tư lệnh Lực lượng không quân Nga Alexander Zelin, không một máy bay trực thăng chiến đấu nào được phép sử dụng trong điểm nóng nếu không được lắp đặt các tổ hợp phòng thủ tích cực chống tên lửa phòng không tầm nhiệt.

 

Sau 20 năm sử dụng trực thăng chiến đấu, lần đầu tiên nước Nga cảm thấy yên tâm hơn khi các máy bay trực thăng chiến đấu có được một hệ thống bảo vệ tích cực chống lại các tên lửa phòng không vác vai nguy hiểm. 

Các máy bay trực thăng, được xuất khẩu bởi "Rosoboronexport" theo yêu cầu khách hàng sẽ được lắp đặt các tổ hợp “President – S”. Đây cũng là dòng sản phẩm đi kèm sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của dòng trực thăng dân dụng và chiến đấu của Nga.

Theo QPAN