Kênh truyền hình CNBC, dẫn nguồn tin tình báo Mỹ không nêu tên cho biết, tổ hợp tên lửa siêu âm sẽ sẵn sàng phục vụ vào năm 2020.
Theo kênh truyền thông Mỹ, trong năm nay 2018, Nga đã tiến hành 3 thử nghiệm tổ hợp tên Kinzhal. Tên lửa siêu âm thử nghiệm lần cuối cùng vào tháng 7, tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách gần 800 km. Các cuộc thử nghiệm đều đạt các mục tiêu đề ra.
Nga đã tiến hành 12 lần thử nghiệm tên lửa Kinzhal trên máy bay tiêm kích tầm cao chiến lược MiG -31. Hiện đang thử nghiệm tên lửa trên các máy bay ném bom chiến lược tầm xa như Tu-22M3, Tu-160, với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh, Kinzhal xuyên thủng tất cả các hệ thống phòng không hiện đang có trong quân đội các nước trên toàn thế giới hiên nay và trong tường lai.
Tên lửa siêu thanh Kinzhal, được trang bị cho máy bay đánh chặn MiG-31, đang thử nghiệm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu tại quân khu Nam, cùng với phương tiện mang thực hiện 250 lần xuất kích.
Đây là loại vũ khí có độ chính xác cao với đầu đạn đa chức năng cho phép tấn công các mục tiêu cố định và cơ động. Đặc biệt, các tàu sân bay và lớp tàu tuần dương, tàu khu trục Aegis trang bị hệ phóng phòng thủ tên lửa là những mục tiêu tiềm năng của Kinzhal, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga phụ trách vũ khí trang bị Yury Borisov cho biết.
Theo các chuyên gia vũ khí chiến lược, tên lửa siêu thanh Kinzhal có thể tiêu diệt các mục tiêu với khoảng cách gấp đôi tên lửa đất đối đất nổi tiếng Iskander. Tầm bắn khá giới hạn của Iskander và tầm bắn xa của Kinzhal là điểm khác biệt do Nga tuân thủ Hiệp ước INF với vũ khí trên mặt đất.
Tên lửa siêu thanh Kinzhal đang được trang bị cho máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm MiG- 31 trên thực tế là một phiên bản Iskander mới dành cho phương tiện mang đường không, có tầm bắn lên đến 1500 km, RIA Novosti, dẫn nguồn tin từ ngành Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết. khi thử nghiệm Kinzhal có tầm xa tấn công lớn gấp đôi phiên bản tên lửa mặt đất. Hiện này, các nhà phát triển tên lửa đang thử nghiệm phóng Kinzhal trên các máy bay ném bom, được thực tế chiến đấu nhiều lần trên chiến trường Syria Tu – 22M3 với khoảng cách lớn hơn 1.500 km.
Thành viên Ủy ban chuyên gia Công nghiệp quốc phòng Nga Victor Murakhovsky cho biết: Khoảng cách tầm xa khác nhau lên đến gần 3 lần của tên lửa mặt đất và tổ hợp Kinzhal phóng trên không là do động cơ đẩy của tên lửa mặt đất phải thắng được lực hút trái đất và tăng tốc để đạt được tốc độ siêu âm. Trên máy bay Nga, Kinzhal không phải thắng sức hút mặt đất và tốc độ của máy bay ném bom có thể là tốc độ siêu âm.
Một nguyên nhân thứ 2 khiến tầm bắn của tên lửa đất đối đất ngắn hơn tầm bắn của tên lửa phóng từ trên không là những điều kiện hạn chế của Hiệp ước INF đối với các tên lửa tầm trung và tầm gần phóng từ mặt đất. Theo hiệp ước này, Nga không thể chế tạo các tên lửa mặt đất mang đầu đạn thông thường có tầm bắn vượt quá 500 km. Sáng tạo từ quan điểm này, trong một thời gian rất ngắn, các kỹ sư chế tạo thành công tên lửa hoàn toàn mới, đồng bộ hóa với hệ thống đầu đạn tên lửa Iskander nhưng có tầm bắn xa hơn. Cách làm này giảm thiểu chi phí sản xuất và đơn giản hóa hệ thống điện tử. Đầu đạn Kinzhal và hệ thống điều khiển hỏa lực, khai thác sử dụng hoàn toàn tương tự Iskander. Chuyên gia Murakhovsky cho biết.
Các nhà quân sự Nga hé lộ một phần tính năng kỹ chiến thuật của Kinzhal. Tên lửa sẽ được trang bị cho các phương tiện bay tầm xa siêu âm như tiêm kích đánh chặn MiG – 31, Tu-22M3, Tu – 160. Đặc tính quan trọng của Kinzhal là tốc độ đến 10 Mach, có thể điều khiển và cơ động liên tục trong suốt đường bay, có khả năng vòng tránh các khu vực phòng thủ tên lửa hiệu quả.
Những mục tiêu chính của Kinzhal trước mắt là các chiến hạm nổi hạng nặng như tàu tuần dương và tàu sân bay, nhưng cũng như Iskander, tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân và các đầu đạn thứ cấp có những tính năng kỹ chiến thuật khác. Với tốc độ và tầm bắn như vậy, tất cả các hải cảng trên bờ biển Thái Bình dương của Mỹ đều nằm trong tầm tấn công của Tu-22M3, vốn được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”.
Giới thiệu tên lửa thử nghiệm Kinzhal. Ảnh trang RG
|