Philippines còn kiên trì cho biết mặc dù Tuyên bố của ASEAN đã làm mềm đi, nhưng đó cũng là một chiến thắng.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay cho biết vào thứ Hai, tại Lào, 10 nước thành viên ASEAN đã ra Tuyên bố chung.
Khi đó, ông từng thuyết phục các nước ASEAN đưa vào tuyên bố này nội dung liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Nhưng, Tuyên bố chung của ASEAN không đề cập đến phán quyết này, mà chỉ kêu gọi các nước "tự kiềm chế". Tòa trọng tài ở The Hague cho rằng, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không có căn cứ pháp lý.
Tuyên bố chung mặc dù không trực tiếp đề cập đến phán quyết của Tòa trọng tài, mà chỉ cho rằng phải tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Ông Perfecto Yasay coi đây cũng là một "thắng lợi" của Philippines.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết Campuchia hoàn toàn không tiến hành "phủ quyết" đối với các nỗ lực của Philippines.
Quan chức ngoại giao tại hội nghị cho biết sau khi biết Campuchia muốn giữ trung lập, ông Perfecto Yasay đã rút lại yêu cầu đề cập đến "trọng tài" trong Tuyên bố chung.
Lập trường của Mỹ
Vào thứ Tư, tại Manila, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington hy vọng tránh đối đầu ở Biển Đông. Ông đưa ra phát biểu này sau khi có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Philippinese Perfecto Yasay.
Ông John Kerry cho biết Mỹ hy vọng Trung Quốc và Philippines tổ chức hội đàm, xây dựng lòng tin. Mỹ cho rằng có cơ hội để giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông.
Sau khi đến Manila vào thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc hội kiến với Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Người phát ngôn của Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết ông Rodrigo Duterte đã nói với ông John Kerry rằng "khởi điểm" của hội đàm song phương giữa Philippines với Trung Quốc chính là "phán quyết của Tòa trọng tài".
Mặc dù vậy, Trung Quốc đã cho biết họ sẽ không lấy phán quyết của Tòa trọng tài làm cơ sở để tiến hành đàm phán với Philippines để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Do đó, triển vọng đàm phán chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Gặp gỡ vài đời Tổng thống Philippines
Vào thứ Tư, đương kim Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và 4 cựu Tổng thống nước này đã thảo luận về vấn đề xung đột Biển Đông và các vấn đề an ninh đe dọa đất nước như tấn công tội phạm ma túy.
Các cựu Tổng thống Philippines tham gia hội nghị tại Phủ Tổng thống gồm có ông Fidel Ramos, ông Joseph Estrada, bà Gloria Macapagal Arroyo và ông Benigno Aquino III.
Mời các cựu Tổng thống tham gia hội nghị của Ủy ban An ninh quốc gia là truyền thống của Philippines. Hội nghị lần này nhằm thể hiện lập trường thống nhất của đương kim Tổng thống và các cựu Tổng thống với các chính kiến khác nhau.
Trước đó, khi hội kiến với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông Rodrigo Duterte cũng đã giải thích các biện pháp tấn công ma túy của Philippines.
Khi phát động cuộc tấn công nghiêm khắc đối với tội phạm, ông Rodrigo Duterte thúc giục các cơ quan chức năng, lực lượng du kích, thậm chí công dân đứng lên tiêu diệt tội phạm.
Từ khi ông Rodrigo Duterte lên cầm quyền đến nay đã có 200 - 300 đối tượng bị tiêu diệt - BBC khẳng định.
Trước khi hội kiến với ông Rodrigo Duterte, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết cho dù vì mục đích bảo vệ an toàn xã hội thì cũng cần bảo về quyền công dân và nhân quyền.
Vụ kiện trọng tài Biển Đông
Năm 2013, Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, nhằm thách thức yêu sách “đường chín đoạn” vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách tác động đến các nước thành viên của ASEAN để tránh ASEAN thống nhất về lập trường trong vấn đề Biển Đông gây bất lợi cho Trung Quốc, đối tượng lôi kéo bị tác động mạnh nhất chính là Campuchia.
Vì vậy, các nỗ lực hình thành lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông đã vài lần gặp trở ngại.