Những ai đang đánh nhau ở chiến trường Syria

Chiến trường Syria vô cùng phức tạp với hàng loạt các thế lực đấu tranh quyết liệt với nhau. Cuộc chiến chưa có dấu hiệu lắng dịu mà những tay chơi chính đang chuẩn bị cho một vòng thù địch mới khốc liệt hơn, tác giả Thierry Meyssan phân tích trên Voltairenet.
Không quân nhiều nước NATO đang tham chiến tại Syria
Không quân nhiều nước NATO đang tham chiến tại Syria

Lực lượng liên quân

Với những tuyên bố mâu thuẫn của giới lãnh đạo Mỹ, không thể hiểu các mục tiêu của Washington. Nhưng có vẻ như Mỹ đang cho phép Pháp nắm lấy thế chủ động lãnh đạo một phần trong liên quân. Tuy nhiên, người ta vẫn không hiểu những mục đích thật sự của họ.

Tất nhiên, Pháp tuyên bố rằng họ muốn tiêu diệt IS để trả thù cho các vụ tấn công khủng bố hôm 13/11 tại Paris, nhưng họ cũng đã từng nói thế trước khi các vụ tấn công đó diễn ra. Theo Thierry Meyssan, tuyên bố của họ là một chiêu PR chứ không thực tế. Chẳng hạn tàu Mecid Aslanov, tài sản thuộc sở hữu của hãng BMZ Group của Necmettin Bilal Erdoğan (con trai tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ) đã rời cảng Fos-sur-Mer của Pháp vào ngày 9/12 vừa qua, sau khi giao hàng mà không bị trừng phạt. Con tàu chở dầu này được sang chiết dầu tại Israel, nhưng thực tế là dầu IS ăn cắp tại Syria.

Tổng thống Pháp President François Hollande và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã tới thăm tàu sân bay Charles-De-Gaulle ở ngoài khơi Syria vào ngày 4/12. Họ thông báo thay đổi nhiệm vụ nhưng không giải thích. Trong khi tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng Pierre de Villiers trước đó đã thông báo mẫu hạm Pháp sẽ chuyển sang Vùng Vịnh.

Nhóm tác chiến hải quân hợp quanh tàu sân bay Charles-De-Gaulle bao gồm lực lượng trên khoang với 18 chiến đấu cơ Rafale Marine, 8 máy bay Super Etendard, 2 máy bay cảnh báo sớm Hawkeye, hai trực thăng Dauphin và một máy bay Alouette III; khu trục hạm phòng không Chevalier Paul, tàu hộ vệ chống ngầm La Motte-Picquet, soái hạm Marne, tàu hộ vệ Bỉ Léopold Ier và tàu hộ vệ Đức Augsburg và một tàu ngầm tấn công. Cụm tác chiến hải quân này còn có tàu hộ vệ tàng hình Courbet ở phía tây Địa Trung Hải.

Lực lượng châu Âu hợp nhất với lực lượng Task Force 50 của USNavCent, nói cách khác là Bộ tư lệnh hạm đội Mỹ. Đơn vị này bao gồm khoảng 60 chiến hạm.

Giới chức Pháp đã thông báo đô đốc René-Jean Crignola chỉ huy lực lượng quốc tế này, nhưng không nêu rằng ông này dưới quyền chỉ huy của tư lệnh của Hạm đội 5, đô đốc Kevin Donegan, ông này lại dưới quyền chỉ huy của tướng Lloyd J. Austin III, tư lệnh CentCom. Chúng ta có một liên minh quốc tế được thiết lập để chống IS và cả năm đã gia tăng gấp bội các chuyến bay trinh sát và phá hủy các cơ sở dầu của người Trung Quốc, nhưng chỉ có hiệu quả rất hạn chế đối với muc tiêu chính là IS. Hiện cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ thay đổi.

Liên quân thông báo họ đã tiến hành các nhiệm vụ không kích mới và tiêu diệt một loạt các cơ sở IS, nhưng các thông tin này không thể kiểm chứng được. Người ta có thể kết luận rằng Pháp có thể chuẩn bị công phu chiến lược của họ, nhưng Mỹ có thể đánh giành lại sự kiểm soát bất cứ lúc nào.

Lực lượng khủng bố

Tình hình Syria vô cùng phức tạp. Ngoài các lực lượng của Syria, Iran, Hezbollah, Nga, NATO, nghiêm trọng hơn là các chiến binh thánh chiến trên thực tế là đánh thuê cho Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar .

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục triển khai quân đội tại Bachiqa (Iraq), hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd của tổng thống bất hợp pháp Massoud Barzani, người đã hết nhiệm kỳ và đang từ chối ban giao quyền lực và tổ chức bầu cử. Thổ Nhĩ Kỳ và cựu thống đốc Mosul Atheel al-Nujaifi đang hy vọng có thể ngăn ngừa thành phố này bị lực lượng al-Hashd al-Shaabi do người Hồi giáo Shiite chiếm đa số, chiếm giữ.

Rõ ràng mọi người đều đang mơ mộng. Ông Massoud Barzani tin rằng không ai hỏi tới việc ông ta sáp nhập khu vực dầu mỏ Kirkuk và vùng núi Sinjar mountains. Thủ lĩnh người Kurd tại Syria Saleh Muslim hình dung minh sẽ sớm làm tổng thống một khu vực tự trị người Kurd được quốc tế công nhận. Còn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cho rằng người Aral Mosul từ lâu đã được giải phóng và lãnh đạo bởi người Thổ Nhĩ Kỳ như dưới thời đế chế Ottoman.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ còn triển khai Lữ đoàn Hồi giáo quốc tế tại Ukraine, một lực lượng chính thức được thành lập hồi tháng 8/2015. Các chiến binh thánh chiến được rút về từ chiến trường Syria và chia thành hai nhóm khi về Kherson. Phần lớn đám này được điều tới chiến đấu tại Donbass với các lữ đoàn Cheikh ManourDjokhar Doudaïev, trong khi những đối tượng ưu tú nhất tìm cách xâm nhập vào Nga để phá hoại kinh tế Crimea, nơi chúng đã phá đường dây, cắt điện bán đảo trong 48 giờ.

Syria đang là mảnh đất màu mỡ cho các chiến binh thánh chiến và các nhóm khủng bố hoạt động
Syria đang là mảnh đất màu mỡ cho các chiến binh thánh chiến và các nhóm khủng bố hoạt động

Saudi Arabia tập hợp đội ngũ lính đánh thuê tại Riyadh để lập một phái đoàn sẵn sàng cho vòng đàm phán tiếp theo do Giám đốc đối ngoại NATO Jeffrey Feltman đứng ra tổ chức. Saudi Arabia không mời đại diện Al-Qaïda và IS tham gia mà chỉ các nhóm phiến quân Wahhabist đang làm việc với họ như Jaysh al-Islam hay Ahrar al-Sham.

Do đó, trên lý thuyết đám này không phải “các nhóm khủng bố” có trong danh sách đen của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thực tế nhóm Ahrar al-Sham được lực lượng Anh em Hồi giáo và các thủ lĩnh chủ chốt của Al Qeada gần gũi với Osama Bin Laden thành lập trước khi nổ ra các sự kiện tại Syria. Kể từ khi lực lượng người Kurd Syria không được mời tới hội nghị, có thể thấy rằng Saudi Arabia đã loại dự án khu tự trị người Kurd ra khỏi tương lai của Syria.

Cuối cùng, Qatar vẫn đang vờ như không dính dáng gì tới cuộc chiến. Tuy nhiên, các bằng chứng thu thập được cho thấy hoạt động bí mật của Qatar, nhằm chống Moscow. Bộ Quốc phòng Qatar hồi cuối tháng 9/2015 đã mua một số hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2D của Ukraine, giúp chiến binh thánh chiến có thể đe dọa lực lượng Nga. Gần đây, nước này lại mua 2.000 quả bom OFAB 250-270 phá mảnh, cho phiến quân gieo rắc cái chết nhằm đổ tội cho Nga gây ra các vụ tấn công dân thường.

Lực lượng hậu thuẫn Syria

Quân đội Nga không kích phiến quân khủng bố từ ngày 30/9. Hành động của Nga chủ yếu nhằm phá hủy các boong ke do các nhóm phiến quân xây dựng và toàn bộ mạng lưới hậu cần của chúng. Trong giai đoạn này có ít tiến triển trên thực địa ngoài việc các chiến binh thánh chiến rút về Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.

Quân đội Syria và đồng minh đang chuẩn bị một chiến dịch lớn bắt đầu từ năm 2016. Mục tiêu là phát động sự nổi dậy của dân chúng bị các lực lượng thánh chiến kìm kẹp và đồng thời chiếm lại tất cả các thành phố. Không giống như tại Iraq, nơi 120.000 người Hồi giáo dòng Sunni và đảng viên đảng Baath thời Saddam Hussein đã gia nhập IS để trả thù vì bị Mỹ loại bỏ khỏi quyền lực, trao cho người Hồi giáo Shiite, hiếm có người Syria nào hoan nghênh IS.

Vào ngày 21 và 22/11 tại Địa Trung Hải, quân đội Nga đã tham gia vào các cuộc tập trận với đồng minh Syria. Các sân bay Beirut (Lebanon) và Larnaca (Cyprus) đã phải đóng cửa cục bộ. Vào ngày 23 và 24/11, Nga phóng tên lửa vào các căn cứ của IS tại Syria khiến các sân bay Erbil và Sulaymaniyah (Iraq) phải đóng cửa. Dường như trên thực tế, quân đội Nga có thể đang thử nghiệm khả năng triển khai tăng cường vũ khí ngăn chặn liên lạc và chỉ huy của NATO. Ngày 8/12, tàu ngầm Rostov-on-Don bắn tên lửa hành trình từ Địa Trung Hải vào mục tiêu IS.

trực thăng tấn công của Nga tham chiến tại Syria
trực thăng tấn công của Nga tham chiến tại Syria

Nga đã có căn cứ không quân tại Hmeymim (gần Lattakia), họ cũng sử dụng căn cứ không quân của Syria tại Damascus và được cho là đang xây dựng một căn cứ mới tại al-Shayrat (gần Homs). Bên cạnh đó, một số quan chức cấp cao Nga đã tiến hành khảo sát với ý định thiết lập căn cứ quân sự thứ 4 tại đông bắc Syria, sát cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Ngoài ra, một tàu ngầm Iran cũng đã tới ngoài khơi cảng Tartus.

Lực lượng Hezbollah đã chứng tỏ năng lực thực hiện chiến dịch giải cứu phi công Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ đang chuẩn bị cho sự nổi dậy của người Hồi giáo Shiite, trong khi quân đội Syria với hơn 70% người Sunni đang tập trung vào người dân dòng Sunni.

Chính quyền Syria đã đạt được thắng lợi với việc giải phòng hoàn toàn thành Homs. Các chiến binh rời khỏi khu vực dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc, do đó hiện nay Damascus, Homs, Hama, Lattakia và Der ez-Zor đã hoàn toàn an toàn. Các tỉnh thành Aleppo, Idlib và Al-Raqqah vẫn cần được giải phóng.

Trái với quả quyết của truyền thông phương Tây, Nga không có ý định rời khỏi miền bắc Syria nhường cho Pháp, Israel và Anh để họ tạo ra một khu vực đệm. Các lực lượng ủng hộ Syria đang lên kế hoạch giải phóng tất cả các khu vực thưa dân cư của đất nước, bao gồm Raqqa, thủ đô tự xưng của IS.

Đó là khoảng lặng trước cơn bão.

Theo QPAN