Nhiều công ty Trung Quốc sẽ là doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong nỗ lực giảm phát thải carbon

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng giữa tăng trưởng và lợi ích kinh tế, đồng thời đạt được các mục tiêu về khí hậu, đặc biệt là trong một nền kinh tế mà than đá là nguồn năng lượng chủ đạo.
 Trang trại điện gió ở Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, ngày 28/6/2022. Ảnh CNBC
Trang trại điện gió ở Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, ngày 28/6/2022. Ảnh CNBC

Trung Quốc tuyên bố đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 và những công ty đang phát triển theo định hướng đó sẽ trở trở thành những doanh nghiệp dẫn đầu toàn cầu trong các lĩnh vực trách nhiệm.

2 năm trước, Chủ tịch Tập Cận Bình chính thức tuyên bố nền kinh tế thứ 2 thế giới sẽ phấn đấu đạt mức phát thải carbon cao nhất trong năm 2030 và trung tính carbon vào năm 2060.

Để trở thành quốc gia trung hòa carbon có nghĩa là lượng carbon dioxide thải ra của cả nước sẽ được bù đắp bằng những phương pháp khác. Điều đó cũng có nghĩa là không có bất kỳ sự gia tăng phát thải nhà kính nào ở Trung Quốc sau năm 2030.

Trung Quốc hiện đang nỗ lực loại bỏ dần than đá, các nhà phân tích cho biết, sự chú trọng cấp cao nhất của Bắc Kinh về vấn đề khí hậu đã thúc đẩy chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo và giảm lượng khí thải carbon.

Norman Waite, nhà phân tích tài chính năng lượng tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), cho biết: “Trung Quốc đã dẫn đầu nhiều ngành kinh tế trong nỗ lực khử carbon. Các tổ chức của Trung Quốc đang dẫn đầu hoặc đứng trong nhóm với các tổ chức từ các quốc gia khác trong nỗ lực khử carbon. Thực tế này không phải là nỗ lực của một hoặc hai công ty. Đây là hàng loạt công ty cùng tiến về phía trước ”.

Mở rộng kinh doanh sản xuất ra nước ngoài

Ô tô điện và pin là lĩnh vực tăng trưởng rõ ràng, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài biên giới.

Doanh nghiệp ô tô điện khổng lồ của Trung Quốc - nhà sản xuất pin BYD ra mắt xe du lịch cho châu Âu vào cuối tháng 9, đồng thời công ty khởi nghiệp sản xuất xe ô tô điện Nio sẽ tổ chức sự kiện ra mắt châu Âu tại Berlin vào đầu tháng 10.

Lĩnh vực công nghệ lưu trữ và truyền tải điện năng, được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo là một lĩnh vực trọng tâm khác mà các nhà phân tích thế giới đang tập trung theo dõi.

Johan Annell, đối tác tại Asia Perspective, một công ty tư vấn làm việc chủ yếu với các công ty Bắc Âu hoạt động ở ở Đông và Đông Nam Á nhận xét: “Nhiều công ty Trung Quốc đang đạt được quy mô đáng kể ở Trung Quốc và bắt đầu vươn ra nước ngoài và thiết lập quan hệ đối tác ở các quốc gia khác”.

Ông Annell nói: Trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả năng lượng, thiết bị sưởi ấm và làm mát, nhiều công ty Trung Quốc đang vươn ra ngoài biên giới, bắt đầu giành được những công việc kinh doanh đặc biệt là ở các quốc gia xung quanh Trung Quốc như Mông Cổ và Kazakhstan.

Trở thành quốc gia dẫn đầu về điện gió ngoài khơi

Lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi là một lĩnh vực khác mà Trung Quốc đang trở thành quốc gia dẫn đầu.

Norman Waite, nhà phân tích tài chính năng lượng của IEEFA cho biết trong một bản báo cáo tháng 9/2022, gió ngoài khơi là một dạng năng lượng tái tạo, sử dụng các tuabin trên vùng nước ven biển, một số cơ sở có thể được lắp đặt gần các trung tâm đô thị lớn nhất thế giới.

Công ty Mingyang Smart Energy, dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi ở Trung Quốc, “dường như sẵn sàng tiến vào chiếm lĩnh các thị trường quốc tế không phải Trung Quốc vào thời điểm dễ bị tổn thương đối với các đối thủ cạnh tranh lâu đời”, Waite nói. Ông lưu ý rằng công ty có thể tiếp cận thị trường nước ngoài với bảng cân đối kế toán mạnh, năng lực sản xuất lớn và khả năng định giá linh hoạt mạnh mẽ.

Hiện nay trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi có 3 công ty toàn cầu là Năng lượng tái tạo Gamesa của Siemens, Hệ thống gió Vestas của Đan Mạch và General Electric đang giảm dần các khoản lỗ, chỉ có Vestas có thể tiếp cận các thị trường nước ngoài mà không bị áp lực từ khả năng tái cơ cấu.

Tháng 12/2020, Mingyang đã ký một biên bản ghi nhớ về việc xây dựng một nhà máy ở Anh và nghiên cứu các lựa chọn để thâm nhập thị trường địa phương của Anh. Doanh nghiệp cũng có các dự án và hợp đồng khác với các đối tác ở Ý, Nhật Bản và Việt Nam.

Anh và một số quốc gia châu Âu dự kiến ​​sẽ bổ sung thêm khoảng 10 gigawatt điện gió ngoài khơi trong 3 năm tới. Trong 5 năm tới, công suất điện gió sẽ tăng gấp 3 lần ở Anh và tăng gấp 5 lần ở lục địa Châu Âu, đạt khoảng 60 gigawatt, báo cáo của IEEFA Research cho biết.

Phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng mới, thân thiện môi trường

Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và là nhà lãnh đạo văn phòng nghiên cứu Greater China tại công ty dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu JLL, cho biết.

Đối với các công ty Trung Quốc, thực hiện chủ trương trung hòa carbon đất nước phù hợp với những chỉ thị khác của Bắc Kinh nhằm tăng cường sự đổi mới, chuyển sang phát triển các ngành công nghiệp cao cấp hơn và thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng phi truyền thống

Ông nói: “Nếu doanh nghiệp là một cơ quan thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, thì mọi hoạt động kinh doanh theo yêu cầu sẽ tập trung dưới tên gọi đầu tư cơ sở hạ tầng mới, thân thiện và bền vững, đảm bảo chỉ tiêu giảm phát thải carbon.

An ninh quốc gia cũng là một yếu tố khác thúc đẩy Trung Quốc tập trung phát triển các nguồn năng lượng.

Seungjoo Ro, trưởng bộ phận nghiên cứu Môi trường, Xã hội và Quản trị Doanh nghiệp (ESG) của Tổ chức môi giới và tập đoàn đầu tư CLSA cho biết: “An ninh năng lượng được ưu tiên hơn vì những thách thức kinh tế và kinh tế xã hội”.

Ông Ro chỉ ra rằng, còn 38 năm nữa trong lộ trình trung hòa carbon của Trung Quốc, hiện các nhà đầu tư đang hy vọng có thể làm gia tăng lợi nhuận giá cổ phiếu tiềm năng dựa trên các biện pháp liên quan đến môi trường khí hậu bền vững trong tương lai của Bắc Kinh khi bắt đầu vào thực hiện ngay bây giờ.

Ngân sách đầu tư lớn cho giảm thiểu phát thải carbon

Theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Oliver Wyman, Trung Quốc cần đầu tư khoảng 22 nghìn tỷ USD để đạt được các mục tiêu carbon đầy tham vọng vào năm 2060. Để đạt được các mục tiêu về đỉnh carbon và trung tính carbon đầy tham vọng của mình, Trung Quốc cần tài trợ hàng năm khoảng 1,1 nghìn tỷ NDT (170 tỷ USD) cho mục tiêu giảm thiểu phát thải khí carbon.

Hai năm qua cho thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để có được sự cân bằng giữa tăng trưởng và lợi ích kinh tế với sự cố gắng đạt được các mục tiêu về khí hậu, đặc biệt là trong một nền kinh tế mà than đá là nguồn năng lượng chủ đạo.

Những biện pháp quá nhiệt tình nhằm buộc các khu vực địa phương cắt giảm lượng khí thải carbon vào năm 2021 đã dẫn đến tình trạng thiếu điện làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà máy.

Cory Combs, phó giám đốc công ty nghiên cứu và tư vấn Trivium China của Viện Chính sách Xã hội Châu Á cho biết, Trung Quốc đã tăng công suất sản xuất than trong năm 2022 nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu điện. Mặc dù tuân thủ những chỉ thị về giảm thiếu phát thải carbon đến từ lãnh đạo cao nhất, vẫn có sự căng thẳng giữa lợi ích kinh tế ngắn hạn và dài hạn, có thể sẽ kéo dài trong thập kỷ tới. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận rõ rằng, về lâu dài, sự phát triển của Trung Quốc sẽ không bền vững về mặt kinh tế, do đó sẽ thiếu bền vững về chính trị và xã hội nếu không đạt được sự bền vững về môi trường”.

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc hiện đang trong xu hướng thúc đẩy cải thiện môi trường trên khắp đất nước. Sau nhiều năm ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trên thế giới, điều kiện sống ở Bắc Kinh được cải thiện rõ rệt vào năm 2021, người dân địa phương có thể thường xuyên nhìn thấy những ngọn núi ở phía xa và bầu trời sao trong đêm từ trung tâm thành phố.

Theo CNBC