Nhật Bản muốn theo dõi vệ tinh, yểm hộ tình báo với Mỹ đối phó Trung Quốc

VietTimes -- Mục tiêu của Nhật Bản là đến năm 2022 đưa hệ thống giám sát vệ tinh mới vào hoạt động, đối phó với các mối đe dọa từ vũ trụ và từ các nước như Trung Quốc, Triều Tiên.
Nhật Bản muốn xây dựng hệ thống giám sát vũ trụ mới. Ảnh: Yomiuri Shimbun
Nhật Bản muốn xây dựng hệ thống giám sát vũ trụ mới. Ảnh: Yomiuri Shimbun

Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản ngày 18/8 cho biết Chính phủ Nhật Bản đã bắt tay xây dựng một hệ thống mới bảo đảm cho Bộ Quốc phòng có thể tiến hành theo dõi rác thải không gian và vệ tinh nhân tạo của các nước trong thời bình.

Việc này ngoài có lợi cho sử dụng an toàn vệ tinh nhân tạo, Chính phủ Nhật Bản còn muốn qua đó để có thể tăng cường thể chế thu thập tình báo của họ liên quan đến không gian vũ trụ, tiếp tục tiến hành chia sẻ tình báo với các nước như Mỹ nhằm bảo đảm an ninh.

Căn cứ vào kế hoạch, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ hoàn thành công tác thiết kế toàn bộ hệ thống gồm các thiết bị như radar, kính viễn vọng quang học trong năm nay, từ năm 2017 bắt đầu trang bị radar dùng cho giám sát ngoài vũ trụ.

Vệ tinh nhân tạo. Ảnh minh họa: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Vệ tinh nhân tạo. Ảnh minh họa: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Mục tiêu là trước năm tài khóa 2022 đưa hệ thống mới vào sử dụng thực tế, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bố trí khoảng 200 triệu yên trong ngân sách năm tài khóa năm nay dùng cho hệ thống mới.

Được biết số lượng rác thải trong không gian đã tăng gấp đôi trong 10 năm gần đây, những rác thải này chủ yếu đến từ vệ tinh nhân tạo hoàn thành sứ mạng, thử nghiệm phá hủy vệ tinh và va chạm giữa các vệ tinh.

Trong khi đó rác thải trong không gian và các vụ va chạm vệ tinh khiến cho rủi ro vệ tinh mất tác dụng cũng đang tăng lên.

Ở các nước, công tác giám sát vệ tinh chủ yếu do quân đội phụ trách. Trên các phương diện như thông tin cự ly xa, sử dụng máy bay chiến đấu và máy bay không người lái, giám sát mặt đất, dẫn đường tên lửa đều dựa vào vệ tinh nhân tạo, một khi vệ tinh bị phá hoại thì ảnh hưởng sẽ tương đối lớn.

Đặc biệt là Mỹ, sử dụng vệ tinh quân sự và mạng lưới radar mặt đất để đẩy mạnh giám sát không gian vũ trụ, đồng thời cùng với các nước như Pháp, Đức, Australia hình thành cơ chế chia sẻ tình báo chặt chẽ.

Vệ tinh cảnh báo sớm DSP Mỹ. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Vệ tinh cảnh báo sớm DSP Mỹ. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Từ lâu, Nhật Bản đã tận dụng có hiệu quả các thiết bị như kính viễn vọng quang học của Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ (JAXA).

Nhưng, so với thể chế giám sát của Mỹ, Pháp, Đức và Australia, Nhật Bản còn dừng lại ở giám sát không gian vũ trụ nhỏ hẹp, khả năng thu thập tình báo cũng không cao.

Có nguồn tin chính phủ cho hay các tin tức tình báo có tính chất "báo về" từ Mỹ cũng rất ít.

Mặt khác, Nhật Bản mặc dù kiên trì sử dụng vệ tinh thu thập tình báo trinh sát các cơ sở quân sự của Triều Tiên tiến hành quan trắc, nhưng khi xuất hình các tình thế bất ngờ như phóng tên lửa đạn đạo, hiện nay vẫn phải dựa vào vệ tinh cảnh báo sớm và vệ tinh trinh sát của Mỹ.

Một khi những vệ tinh này bị phá hoại, phòng vệ của Nhật Bản có thể sẽ rơi vào tình trạng nghiêm trọng. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy hoàn thiện thể chế chia sẻ tình báo với Mỹ cùng với việc tự xây dựng hệ thống mới.

Một phần nguyên nhân Nhật Bản xây dựng hệ thống mới cũng là để ứng phó với Trung Quốc - nước không ngừng phát triển và trang bị vũ khí chống vệ tinh.

Trung Quốc không ngừng phát triển vũ khí chống vệ tinh. Ảnh minh họa: Tin tức bình luận Trung Quốc, Hồng Kông.
Trung Quốc không ngừng phát triển vũ khí chống vệ tinh. Ảnh minh họa: Tin tức bình luận Trung Quốc, Hồng Kông.