Nhật Bản gia tăng sức ép với Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông

VietTimes -- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Việt Nam và Nhật Bản đồng ý kết quả trọng tài cần được tôn trọng. Ông Shinzo Abe còn cam kết hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thực thi luật biển. 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Sina Trung Quốc.

Truyền thông quốc tế ngày 16/7đưa tin cho biết, khi tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) ở Mông Cổ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tận dụng cơ hội, tích cực lên tiếng gây sức ép với Trung Quốc liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc về vấn đề Biển Đông.

Ông Shinzo Abe nói: "Tôi mạnh mẽ kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông tuân thủ kết quả phán quyết, để vấn đề Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình". 

Không chỉ lên tiếng về vấn đề Biển Đông, ông Shinzo Abe còn tổ chức các cuộc gặp gỡ bên lề hội nghị ASEM với nhà lãnh đạo nhiều nước, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay với mong muốn đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông. 

Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP Pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết khi hội kiến với ông Shinzo Abe, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đồng ý với việc tiến hành hợp tác chặt chẽ tại các hội nghị của ASEAN sắp tới để bảo đảm "các bên tranh chấp tuân thủ kết quả phán quyết".

Người phát ngôn này còn cho biết, Việt Nam và Nhật Bản đồng ý kết quả trọng tài cần được tôn trọng. Ông Shinzo Abe còn cam kết hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực thực thi luật biển. 

Ngày 15/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM.
Ngày 15/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM.

Tại hội nghị này, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc đã phản bác phát biểu của ông Shinzo Abe và đòi Nhật Bản phải chú ý tới lời nói và hành động.

Ông Shinzo Abe còn tổ chức cuộc gặp trực tiếp khoảng nửa giờ đồng hồ với người đồng cấp Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay, hai bên đã nói chuyện với nhau một cách "thẳng thắn". 

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết ông Lý Khắc Cường đã nói với ông Shinzo Abe rằng Nhật Bản cần "chấm dứt thổi phồng và can thiệp" tranh chấp Biển Đông.

Mặc dù Bắc Kinh không muốn Hội nghị Cấp cao Á-Âu thảo luận vấn đề Biển Đông, nhưng một số nhà lãnh đạo vẫn bày tỏ quan điểm đối với vấn đề này. Tại lễ khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết "đối thoại và tuân thủ chặt chẽ quy tắc quốc tế là cần thiết".

Hợp tác với ASEAN kiềm chế bành trướng

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 15/7 cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc đã trở thành cơ hội để một số nước trong đó có Nhật Bản tấn công” (yêu sách bành trướng “đường chín đoạn” của) Trung Quốc. 

Ngay trong ngày PCA đưa ra phán quyết (12/7), Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã yêu cầu Trung Quốc chấp nhận phán quyết, đến ngày 13/7 đưa ra thông điệp “Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản có ý định đưa tranh chấp mỏ dầu khí biển Hoa Đông lên tòa trọng tài”. 

Ngày 15/7/2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Ngày 15/7/2016, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Ngày 14/7, khi đang ở thăm Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani lại cùng người đồng cấp nước chủ nhà bàn cách hợp tác ứng phó Trung Quốc “quân sự hóa Biển Đông”. 

Theo đài truyền hình NHK Nhật Bản, hai bên đã xác nhận phương châm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ an ninh biển. 

Theo tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản, đối với việc Trung Quốc thúc đẩy quân sự hóa Biển Đông, gần đây, hợp tác quốc phòng Nhật-Ấn được tăng cường. 

Tháng 6/2016, ông Gen Nakatani từng đề xuất tổ chức “Hội nghị định kỳ cấp cao quốc phòng Nhật-Mỹ-Ấn”, nhưng Ấn Độ chưa xác nhận việc này.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga còn tiếp tục khẳng định chủ trương “Okinotori là đảo”.

Trang tin ZAKZAK Nhật Bản cho rằng, do thua kiện trong vụ kiện Biển Đông của Philippines, trong tương lai, Trung Quốc sẽ tăng cường sức ép quân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông, “Nhật-Mỹ cần tiếp tục tăng cường mạng lưới kiềm chế tư tưởng bành trướng, bá quyền đối với Trung Quốc”.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk.

Phóng viên quân sự lưới Mitsuhiro Sera cho rằng Biển Đông và biển Hoa Đông có liên quan đến nhau. Nếu Trung Quốc phát động tấn công đánh chiếm đảo Senkaku sẽ phải tránh tiến hành cuộc chiến lâu dài với Trung Quốc. 

Cần áp dụng thể chế có thể lập tức ứng phó chiến tranh cục bộ, xây dựng mới cụm hạm đội hộ vệ trong đó có tàu Aegis và trang bị máy bay chiến đấu F-2, triển khai lâu dài ở Naha. 

Nếu Trung Quốc tấn công đảo Senkaku, Quân đội Mỹ cũng sẽ không đứng nhìn, các đảo Kuba, Taisho ở lân cận đảo Senkaku đều do Quân đội Mỹ quản lý. Do đó, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ có thể tiếp viện, Mỹ-Nhật có thể cùng triển khai tấn công đáp trả.

Ngoài ra, theo hãng tin Jiji Press Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác với các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines để hối thúc Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.